Phân Biệt Ghẻ Lở Hắc Lào Và Điều Trị Ghẻ Hắc Lào Tận Gốc

Phân Biệt Ghẻ Lở Hắc Lào Và Điều Trị Ghẻ Hắc Lào Tận Gốc

Ghẻ lở và hắc lào là hai bệnh da liễu phổ biến thường gặp. Đặc điểm và biểu hiện của hai bệnh lý này gần giống nhau nên thường người bệnh dễ nhầm lẫn. Để phân biệt được đâu là ghẻ lở, đâu là hắc lào, các biểu hiện, triệu chứng và cách phòng tránh. Xin mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp về bệnh ghẻ lở hắc lào.

Ghẻ lở – hắc lào giống và khác nhau ở điểm nào?

Bệnh ghẻ lở và hắc lào là những bệnh ngoài da liên quan đến da liễu thường gặp ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam. Ghẻ lở (bệnh ghẻ) được biết đến là một loại tổn thương do sự xâm nhập của bọ ve Sarcoptic scabies sống ký sinh. Trong khi đó, hắc lào lại là dạng nhiễm trùng da do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra còn có tên tiếng anh là Ringworm.

Những căn bệnh này không chỉ làm mất mỹ quan của người bệnh mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như cuộc sống sinh hoạt của họ. Chúng thường xuất hiện ở các vùng kín, nếp gấp kẽ lớn như kẽ bẹn 2 bên, nếp lằn mông, vùng quanh thắt lưng.

Bệnh hắc lào và ghẻ lở đều là những loại bệnh ngoài da có những đặc điểm nhận dạng khá giống nhau nhưng thực chất lại là hai chứng bệnh da liễu khác nhau hoàn toàn về tính chất và cách điều trị. Người bệnh thường nhầm lẫn trong quá trình xác định bệnh của mình là hoàn toàn bình thường và khá phổ biến. 

ghẻ lở hắc lào
Điểm khác nhau giữa ghẻ lở và hắc lào

Cách phân biệt bệnh ghẻ lở và hắc lào đơn giản ?

Bệnh ghẻ lở và hắc lào thuộc nhóm bệnh liên quan đến da liễu. Vì vậy, triệu chứng của hai loại bệnh này đều tập trung chủ yếu trên bề mặt da. Nếu bạn chú ý đến vị trí, biểu hiện và triệu chứng cơ năng của bệnh thì có thể dễ dàng phân biệt được hai bệnh lý này.

Đầu tiên phân biệt thông qua biểu hiện bên ngoài

Bệnh ghẻ lở:

Tùy vào sức đề kháng của mỗi cá nhân mà thời kỳ ủ bệnh sẽ thay đổi thường là từ 2 – 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu bạn đầu như sau:

  • Xuất hiện mụn nước, mọc rải rác, trông như hạt ngọc nhỏ bằng hạt tấm, không bao giờ mọc thành chùm.
  • Thường xuất hiện tại các vị trí như: lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân.
  • Ngứa nhiều về đêm đặc biệt là lúc chuẩn bị đi ngủ.
  • Nam giới có tổn thương ở qui đầu, dương vật.
  • Phụ nữ thường bị ở núm vú hoặc các vùng kín.
  • Trẻ em thường bị ở gót chân, lòng bàn chân, và vùng da nhạy cảm.
ghe lo hac lao
Cách phân biệt ghẻ lở hắc lào

Bệnh hắc lào:

Bệnh hắc lào biểu hiện bằng với tổn thương da có hình tròn rất đặc trưng (nên còn được gọi là bệnh lác đồng tiền). Vùng da bị bệnh thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt bề mặt khô ráo và có thể bong vảy, nổi mụn nước nhỏ xung quanh vùng mắc bệnh. 

Tương tự như bệnh ghẻ lở, vùng da bị hắc lào thường có xu hướng chàm hóa nếu để bệnh kéo dài. Hắc lào thường gây ra những thương ở vùng kín, nếp gấp kẽ lớn như kẽ bẹn 2 bên, nếp lằn mông, vùng quanh vùng thắt lưng.

Khi bị hắc lào, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện sau đây:

  • Nổi mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy.
  • Mụn nước xuất hiện trên da, tập trung ở rìa của tổn thương.
  • Ngứa ngáy liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm, ngứa tăng lên khi trời nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi hoặc ban đêm.
  • Nốt mẩn đỏ tại một vùng thường ở một giới hạn nhất định.
  • Khi bị bội nhiễm thì có thể có mủ màu trắng, viêm đỏ, làm tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa.

Hắc lào được đặt tên theo từng vị trí của bộ phận mà bệnh xuất hiện như: hắc lào ở tay do bệnh phát ra ở kẽ tay hoặc móng tay, hắc lào ở da đùi do bệnh phát sinh ở vùng đùi, hắc lào da chân, hay hắc lào da đầu, hắc lào toàn thân,… Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều ở các vùng kín, quanh vùng thắt lưng, nếp lằn mông, kẽ bẹn 2 bên đùi hoặc các vùng có nếp gấp kẽ lớn khác trên cơ thể.

bệnh ghẻ lở hắc lào
Bệnh hắc lào gây ra từ loại vi nấm Sarcoptic scabies

Phân biệt qua triệu chứng cơ năng

Hai bệnh lý này đều có triệu chứng là ngứa ngáy và khó chịu toàn thân. Tuy nhiên tính chất và triệu chứng này ở mỗi bệnh lý lại có sự khác biệt rõ ràng.

  • Bệnh ghẻ lở: Thường có triệu chứng ngứa ngáy về đêm – vì lúc đó con ghẻ cái sẽ di chuyển, đào hang và đẻ trứng gây ra hiện tượng mẩn đỏ mụn nước tại vùng da bị tổn thương
  • Hắc lào: Triệu chứng ngứa thường nhẹ hơn bệnh ghẻ, có thể phát sinh ở bất cứ thời điểm nào nhưng có xu hướng tăng lên khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi hoặc chịu tác động từ môi trường bụi bẩn bên ngoài. Do tác động từ môi trường bên ngoài ô nhiễm những vết mẩn đỏ có xu hướng lan rộng hơn.
benh ghe lo hac lao
Phân biệt triệu chứng của hắc lào ghẻ lở

Mức độ ảnh hưởng đến cơ thể

Bệnh ghẻ lở và hắc lào tiến triển lành tính và hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, ngoại hình và cuộc sống của người bệnh. Trong khi đó, bệnh ghẻ phức tạp hơn và dễ gây ảnh hưởng nặng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Bệnh ghẻ lở:

  • Ghẻ nhiễm khuẩn khi trở nặng có thể gây ra viêm cầu thận cấp, trong khi đó ghẻ đơn giản gây viêm da và chàm hóa. Bệnh ghẻ gây nhiễm trùng da thứ cấp xảy ra khi bệnh nhân gãi nhiều do ngứa
  • Bệnh ghẻ khi bị biến chứng còn gây ra bệnh chốc lở và viêm cầu thận cấp

Hắc lào

  • Biến chứng chủ yếu là do viêm da nhiễm khuẩn.

Bệnh ghẻ có thể chia thành nhiều biến thể khác nhau như sau:

  • Ghẻ giản đơn: chỉ là những đường hầm và mụn nước do con ghẻ tạo ra cho vết thương và ít chịu tổn thương thứ phát.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: là các tổn thương của ghẻ và mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu và có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp khi bệnh trở nặng.
  • Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: Khi người bệnh gãi lâu ngày gây ra tổn thương thứ phát và biến chứng nhiễm khuẩn, viêm da, chàm hóa khiến bệnh trở nặng và việc chẩn đoán bệnh ghẻ gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Thể đặc biệt: Ghẻ Nauy rất hiếm gặp và chỉ thấy ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm.

Bệnh hắc lào có thể chia thành nhiều biến thể khác nhau như sau:

  • Hắc lào ở đùi: vùng da chịu tổn thương có màu khác hẳn so với vùng da lành, có thể có tình trạng sưng u, biểu hiện nấm kèm đau nhức, ngừa nặng, phát ban đỏ
  • Hắc lào ở háng: mụn mủ kết thành dạng tổ ong, vết tổn thương da phồng rộp, chứa mủ gây sưng đau kèm chảy nước
  • Hắc lào ở chân: Tổn thương thường có hiện tượng tróc vảy, nhiều da chết, nóng rát vùng bị bệnh, có thể bị phồng da nhẹ, ngứa đặc biệt là ở vùng kẽ ngón chân, nứt nẻ, mùi hôi và khó chịu.
  • Hắc lào ở đầu: Nổi mẩn đỏ sưng tấy ở đầu sau đó bị rụng tóc, mụn mủ kết thành tổ ong, tổn thương da bị phồng rộp, có thể gây sốt, viêm hạch bạch huyết.
bệnh ghẻ lở và hắc lào
Ghẻ lở và hắc lào ảnh hưởng như thế nào

Điều trị ghẻ lở và hắc lào tận gốc như thế nào?

Điều trị ghẻ lở hắc lào bằng thảo dược thiên nhiên

Một số biện pháp điều trị ghẻ lở bằng thảo dược tự nhiên của chúng tôi dưới đây có thể giúp bạn cải thiện cơn ngứa, làm lành tổn thương da và hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ tại nhà.

  • Lô hội:  Đây là loại cây chứa nhiều thành phần là benzyl benzoate, gel lô hội có tác dụng làm dịu da, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương da, cải thiện cơn ngứa và hỗ trợ chữa ghẻ rất tốt. Thoa gel lô hội lên da mỗi ngày 1 lần và để khô tự nhiên sẽ làm giảm và hạn chế sự lây lan của ghẻ.
  • Dầu cây trà: Dầu cây trà có tác dụng ngăn ngừa những cơn ngứa và kháng viêm tự nhiên. Ngoài ra thành phần acaricidal trong loại dầu này còn có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt bọ ghẻ. Vì thế bệnh nhân bị ghẻ lở nên xịt dầu cây trà lên giường ngủ hoặc bôi lên da để chữa bệnh.
  • Hạt tiêu cayenne: Người bệnh có thể giảm đau và giảm ngứa cho bệnh ghẻ bằng cách thêm hạt tiêu cayenne vào các món ăn hàng ngày.
  • Dầu đinh hương: Các hoạt chất có trong dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn và gây tê hiệu quả. Do đó tinh dầu này được bôi trực tiếp lên da để điều trị bệnh ghẻ khi bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị tại nhà nào, người bệnh cũng cần có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao nhất khi điều trị.

benh ghe lo va hac lao
Cách điều trị ghẻ lở hắc lào tốt nhất

Điều trị hắc lào và ghẻ lở bằng phương pháp Tây Y ?

Hắc lào và ghẻ lở là bệnh tương đối dễ chữa, ở mức độ không quá nghiêm trọng bệnh có thể điều trị dứt điểm với các phương pháp đơn giản mà hiệu quả. 

Việc để bệnh kéo dài không chỉ gây ra một số biến chứng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự tự tin của bạn.Vì vậy sau khi xác định tình trạng trên da, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị ngay tránh để bệnh tình chuyển nặng.

Điều trị bệnh ghẻ lở tận gốc bằng thuốc tây:

Khi mới mắc bệnh ghẻ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da trong khoảng 10 – 15 ngày. Sau đó theo dõi trong 10 – 15 ngày tiếp theo để dự phòng tình trạng trứng ghẻ lở bên dưới da và chuyển biến nặng. Với bệnh ghẻ chưa có biến chứng, điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc bôi tại chỗ.

Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh ghẻ, bao gồm:

  • Thuốc mỡ lưu huỳnh 30% (người lớn) và 10% (trẻ em)
  • Dung dịch DEP (Diethyl phthalate) sát khuẩn
  • Kết hợp với tắm xà phòng Betsomol hoặc Sastid
  • Hoặc có thể tắm với cây cúc tần hoặc lá cây đắng để giảm ngứa ngáy
  • Với những trường hợp đã có biến chứng, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện điều trị bội nhiễm với các loại thuốc điều trị ghẻ.
  • Thuốc bôi điều trị viêm da: Dung dịch Milian sát khuẩn, Oxyd kẽm, thuốc mỡ kháng sinh, tím Methyl 1% để làm ức chế và hạn chế sự sinh sôi của ghẻ.
  • Thuốc kháng sinh đường uống trong trường hợp ghẻ có bội nhiễm
  • Sử dụng thuốc kháng histamine tổng hợp để giảm ngứa ngáy

Lưu ý: Trong thời gian điều trị bệnh ghẻ, cần phải sử dụng vật dụng riêng, không sử dụng chung với người khác để tránh sự lây nhiễm của bệnh ghẻ. Nếu có thể, bạn nên điều trị nội trú tại các bệnh viện để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

hac lao ghe lo
Ghẻ lở không nguy hiểm nhưng đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh

Điều trị bệnh hắc lào bằng thuốc Tây Y: 

  • Để điều trị hắc lào, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi tùy vào mức độ bệnh.
  • Trong trường hợp phạm vi da tổn thương rộng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống

Các loại thuốc được phép sử dụng trong quá trình điều trị hắc lào, bao gồm:

  • Thuốc bôi tại chỗ như dung dịch: ASA, kem Nizoral, Lamisil, BSI, thuốc mỡ Benzosali,… . Các loại dung dịch sẽ giúp rửa sạch vùng tổn thương, hạn chế sự lây lan của bệnh qua các vị trí khác.
  • Thuốc kháng histamine H1: Sử dụng để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy cho bệnh nhân.
  • Kháng sinh chống nấm đường uống (Itraconazol, Ketoconazol, Griseofulvin,…) được chỉ định trong trường hợp hắc lào xảy ra trên diện rộng. Đây là loại thuốc được chỉ định từ bác sĩ khi bệnh hắc lào trở nặng. Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với người suy gan suy thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người già, trẻ nhỏ…

Lưu ý: Tương tự như bệnh ghẻ, hắc lào cũng có thể lây qua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần chú ý để tránh tình trạng nhiễm vi nấm cho người khác.

bệnh hắc lào ghẻ lở
Ghẻ lở hắc lào ở chân

Cách phòng tránh bệnh ghẻ lở và hắc lào?

Hắc lào và ghẻ lở rất dễ tiếp cận với chúng ta. Vì vậy mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Nên tắm mỗi ngày,không mặc quần áo còn ẩm ướt và chật. Thay vào đó, bạn nên mặc trang phục vừa vặn, chất liệu thoáng và thấm hút tốt để vùng da luôn được thoải mái và thoáng mát.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày để tránh tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm và ký sinh trùng sinh trưởng.
  • Sử dụng xà phòng và sữa tắm theo chỉ định của bác sĩ , tránh các sản phẩm chứa chất tẩy rửa và hương liệu nhân tạo.
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật (vi nấm có thể lây nhiễm vào lông, da của động vật sang người).
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể để tránh tình trạng nhiễm vi nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn bằng cách tập thể dục thường xuyên và có lối sống lành mạnh.
  • Không được tiếp xúc hay sử dụng chung vật dụng với người nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Thường xuyên giặt mền, gối, khăn tắm, giày dép,… để tránh ký sinh trùng phát triển và đẻ trứng trên các vật dụng này.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đồng thời vệ sinh, sát trùng nhà định kỳ 6 tháng/ lần.

Ghẻ lở và hắc lào là hai bệnh da liễu có tính chất hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn cần xác định đúng tình trạng bệnh để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp biểu hiện không có tính đặc trưng cao, nên tìm gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán về bệnh của mình. 

hắc lào ghẻ lở
Cách phòng tránh bệnh ghẻ lở hắc lào hiệu quả

Một số lưu ý khi bạn mắc bệnh ghẻ lở hắc lào

Ngoài cách phòng tránh và cách điều trị cho bệnh ghẻ lở hắc lào, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Cần quan tâm và phát hiện bệnh sớm, để có biện pháp điều trị. Tránh để lâu dài làm bệnh biến chứng gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh 
  • Hạn chế cào gãi vì như vậy bạn có thể gây nhiễm khuẩn vùng tổn thương.
  • Cách ly người mắc bệnh, hạn chế sự lây lan.
  • Quần áo, chăn màn, đệm, vỏ gối, đồ dùng…giặt sạch, phơi khô, là kĩ . Không được dùng chung quần áo
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị không tự ý tăng giảm liều lượng và thay đổi các dùng.

Bệnh ghẻ lở hắc lào là những bệnh da liêu thường gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên phương pháp điều trị các bệnh này rất đa dạng. Đã nhiều người bệnh được điều trị khỏi nhờ những phương pháp của chúng tôi nên trên. Hãy liên hệ với chúng tôi thông qua. 

Bài viết Phân Biệt Ghẻ Lở Hắc Lào Và Điều Trị Ghẻ Hắc Lào Tận Gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/3nm479h
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?