Bệnh chàm khô tróc vảy và cách điều trị tại nhà

Bệnh chàm khô tróc vảy và cách điều trị tại nhà

Chàm là loại bệnh lý trên da gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày của mọi người. Trong số các vấn đề chàm, có bệnh chàm khô tróc vảy, bệnh này xuất hiện ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc vùng da mặt. Khi bị bệnh chàm này, da sẽ bị khô, gây cảm giác ngứa ngáy và sần sùi cùng những vết bong tróc, đây cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi mắc bệnh. Khi bị bệnh chàm khô tróc vảy, bạn phải biết cách chăm sóc và xử lý đúng để nhanh chóng bảo vệ làn da khỏi nguy cơ gây tổn thương, tránh để bệnh kéo dài sẽ có thể gây ra nguy cơ bội nhiễm cao.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy, trước khi tìm hiểu sâu hơn hãy xem xét đây là bệnh gì:

Chàm khô tróc vảy là bệnh gì?

Bệnh chàm khô tróc vảy là biểu hiện của bệnh chàm trong giai đoạn mãn tính, đây là bệnh đặc trưng với triệu chứng da khô. Bệnh này đặc trưng với biểu hiện làn da bị khô, xuất hiện dày sừng, bong tróc vảy và gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.

bệnh chàm khô tróc vảy là gì
Chàm khô tróc vảy là bệnh gì?

Cụ thể hơn, bệnh chàm khô tróc vảy kích hoạt khi lớp biểu bì của làn da bị tổn thương khiến cho làn da bị mất nước, trở nên khô hơn và kích thích tăng sản sinh tế bào sừng. Bệnh này ảnh hưởng đến những vùng da có mật độ tiếp xúc thường xuyên, cụ thể là các đầu ngón tay, ngón chân hoặc mặt.

Trong trường hợp mắc phải bệnh chàm khô tróc vảy, bạn nên tìm hiểu và thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời để nhanh chóng kiểm soát được triệu chứng bệnh, Nếu chủ quan sẽ khiến bệnh khó điều trị và tăng nguy cơ bùng phát mạnh, dần dần gây nên nhiều yếu tố rủi ro khiến cho làn da bị tổn thương vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô tróc vảy

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh được cụ thể nguyên nhân gây bệnh là gì, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh bao gồm:

  • Vệ sinh da không sạch sẽ, điều này khiến cho các tế bào da chết nhanh chóng hình thành, cộng thêm các chất bẩn, cặn bụi, vi khuẩn tích tụ, kích thích viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Sử dụng dầu gội, sữa tắm hay các loại chất tẩy rửa có chứa những thành phần độc hại hoặc dễ gây dị ứng khiến da bị kích ứng, bong tróc thậm chí là chảy máu.
  • Gặp phải các tình huống căng thẳng, áp lực, stress,… gây ra tình trạng rối loạn hormone và tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề về da bùng phát.
  • Sinh sống trong môi trường hanh khô, lạnh lẽo thời gian dài.
  • Do di truyền: trường hợp gia đình có người thân cận huyết mắc các bệnh như chàm, viêm da cơ địa… thì nguy cơ bạn bị chàm khô tróc vảy cũng sẽ cao hơn.
  • Uống quá ít nước hay duy trì chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng sẽ tác động xấu đến hàng rào bảo vệ da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài những yếu tố nêu trên, bệnh chàm khô tróc vảy này còn liên quan đến một số yếu tố khác như ảnh hưởng từ việc dùng thuốc, tiền sử bệnh lý, cơ địa nhạy cảm, sử dụng các chất kích thích

Các triệu chứng nhận biết bệnh chàm khô tróc vảy

triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy
Các triệu chứng nhận biết bệnh chàm khô tróc vảy

Triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy là sự kích hoạt của da khô, đồng thời xảy ra sự bong tróc vảy tiết ra một cách dữ dội khiến cho các đầu ngón tay, ngón chân hoặc mặt bị nổi lên nhiều dày sừng với da khô, ửng đỏ và nứt nẻ.

Những tổn thương này đi cùng với tình trạng da bị ngứa dữ dội khiến người bệnh khó chịu, từ đó họ hay gãi để làm dịu cơn ngứa, tuy nhiên việc này khiến cho da vùng hay bị chà xát đó trở nên nặng nề và gây nguy cơ bị bội nhiễm.

Khi các vùng da bị nhiễm bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu phải thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xăng dầu hoặc khỏi thuốc,…. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí hanh khô và nhiệt độ lạnh cũng có thể khiến cho làn da bị nứt nẻ nghiêm trọng và gây đau đớn hơn, thậm chí là gây chảy máu ở da.

Bệnh chàm khô tróc vảy có lây không?

Không ít người đã thắc mắc bệnh chàm khô tróc vảy có lây không, nhưng thực tế, nhiều chuyên gia da liễu đã nhận định rằng bệnh này không phải là bệnh lây nhiễm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi phải tiếp xúc với người bệnh mà không cần suy nghĩ và lo lắng với các biện pháp phòng tránh.

Bệnh chàm khô tróc vảy chỉ gây ra triệu chứng bên ngoài da và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh này có tính chất mãn tính và kéo dài dai dẳng, thêm vào đó là đặc điểm gây ngứa da nhiều nên gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.

Nếu phát hiện bệnh từ sớm, mặc dù không lây nhưng vẫn phải chú ý chữa trị để không khiến tình trạng diễn biến nặng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng bệnh không gây ngứa ngáy dữ dội. Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện mà để kéo dài sẽ gây nguy cơ bội nhiễm và tạo sẹo thâm vĩnh viễn rất nguy hiểm.

Bệnh chàm khô tróc vảy dùng nên thuốc gì?

Dựa trên những triệu chứng mà bệnh chàm khô tróc vảy gây nên, bạn có thể thực hiện nhiều cách điều trị khác nhau, đơn giản nhất chính là chăm sóc và điều trị ở nhà khi bệnh đang nhẹ, nếu bệnh nặng hơn thì bạn có thể lưu ý dùng thuốc chuyên trị thông qua sự thăm khám và liệu trình điều trị do bác sĩ chuyên môn đề ra.

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh chàm khô tróc vảy

Điều trị theo mẹo chữa dân gian

chữa bệnh chàm khô tróc vảy theo dân gian
Điều trị theo mẹo chữa dân gian

Hiện nay, phương pháp chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng các mẹo dân gian được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Lý do phương pháp này được lựa chọn nhiều là nhờ việc áp dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn và lành tính, ít tốn kém so với các phương pháp khác/ Vậy nên phương pháp này được áp dụng đối với nhiều đối tượng khác nhau.

Dưới đây là một số mẹo giúp trị bệnh chàm khô tróc vảy mà bạn có thể cân nhắc và áp dụng làm theo:

Để hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô tróc vảy, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Sử dụng gel nha đam chữa bệnh chàm khô tróc vảy

Gel nha đam là một trong những nguyên liệu giúp chăm sóc da hiệu quả, đây đồng thời cũng là thành phần trong công thức trị chàm khô tróc vảy tại nhà. Trong gel nha đam có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp làm dịu da và dưỡng ẩm cho da hiệu quả.

Bên cạnh đó, tinh chất trong gel nha đam giúp giảm tình trạng bong da, giảm cảm giác ngứa và bong da, bên cạnh đó còn tăng cường giúp cho hàng rào bảo vệ da vững chắc hơn, tránh khỏi những tổn thương một cách nhanh chóng, đồng thời giúp thoát khỏi các tác nhân gây hại cho làn da bị nhiễm chàm.

chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng gel nha đam
Sử dụng gel nha đam chữa bệnh chàm khô tróc vảy

Để tiến hành trị bệnh chàm khô tróc vảy bằng gel nha đam, bạn có thể thực hiện đơn giản như sau:

Chuẩn bị một lá nha đam tươi. Tiến hành rửa sạch lá nha đam tươi, gọt vỏ rồi dùng thìa cạo lấy phần gel. Tiếp theo, bạn dùng gel nha đam này thoa đều lên vùng bị bệnh chàm khô tróc vảy 1 lớp mỏng rồi massage nhẹ nhàng, sau đó thư giãn 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

Lưu ý, trước khi dùng gel nha đam, bạn nên tiến hành rửa mặt sạch bằng nước rồi mới thoa lên mặt. Hơn nữa, để việc trị chàm diễn ra hiệu quả hơn, bạn nên tiến hành 2-3 lần mỗi tuần và kiên trì trong nhiều tuần sẽ góp phần giúp bệnh chàm được cải thiện rõ rệt.

Chữa bệnh chàm khô tróc vảy với mật ong

Đây là một trong những mẹo dân gian giúp xử lý tình trạng ngứa ngáy do bệnh chàm một cách hiệu quả, đồng thời cũng giảm đáng kể làn da bị khô tróc. Bên cạnh đó, trong mật ong có chứa nhiều vitamin và chất giúp dưỡng ẩm da, giúp cân bằng độ pH cho da và làm giảm các vấn đề dày sừng cũng như bong da rất hiệu quả.

Để thực hiện cách điều trị bệnh chàm khô tróc vảy, bạn có thể thực hiện một cách đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ít nước ấm, khăn mềm và mật ong.

chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng mật ong
Chữa bệnh chàm khô tróc vảy với mật ong

Cụ thể, bạn thoa nước ấm và dùng khăn mềm chấm khô rồi thoa một lớp mật ong mỏng nhẹ lên da, massage nhẹ nhàng rồi chờ trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại một lần nữa bằng nước ấm.

Để phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao, bạn nên lưu ý thực hiện 1 lần mỗi ngày và đều đặn hàng ngày trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chữa chàm khô tróc vảy bằng dầu dừa

Bệnh chàm khô tróc vảy cũng có thể được chữa trị hiệu quả bằng dầu dừa, đây cũng là nguyên liệu cực kỳ quen thuộc giúp làm mềm lớp dày sừng và làm dịu, dưỡng ẩm tốt cho da. Nhờ vậy mà làn da có thể cải thiện được các vấn đề bong tróc cũng như ngứa ngáy do bệnh gây nên.

chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng dầu dừa
Chữa chàm khô tróc vảy bằng dầu dừa

Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 lượng dầu dừa vừa đủ và tiến hành thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị nhiễm chàm khô tróc vảy, sau đó nhẹ nhàng massage rồi thư giãn trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, bạn rửa lại một lần nữa bằng nước ấm và dùng khăn mềm để thấm khô.

Để đạt hiệu quả cho phương pháp này, bạn nên thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi tuần và kiên trì để bệnh được cải thiện tốt nhất.

Điều trị bằng kem dưỡng ẩm

chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng kem dưỡng ẩm
Điều trị bằng kem dưỡng ẩm

Chúng ta đã biết, bệnh chàm khô tróc vảy khiến cho làn da khô ráp, ngứa ngáy và xuất hiện nhiều vùng bị bong tróc. Vì vậy, bạn nên thực hiện nhiệm vụ dưỡng ẩm đều đặn để da cải thiện được tình trạng khô sẽ rất quan trọng.

Đã có rất nhiều khuyến cáo được đưa ra bởi các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng các loại kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng mất nước của da, bên cạnh đó còn giúp cấp ẩm cho da mềm mịn hơn, từ đó giảm triệu chứng khô ráp và bong tróc trên da.

Một số thành phần được ưu tiên bổ sung trong các loại kem dưỡng ẩm là vitamin E, B5, kẽm, chiết xuất yến mạch,… Để an tâm hơn, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cũng như lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Trong nhiều trường hợp bệnh chàm khô tróc vảy đã phát triển lên và không thể áp dụng cách chữa bằng mẹo dân gian ở nhà, bạn nên lưu ý đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng cũng như kê đơn thuốc cho phù hợp với thể trạng.

chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng thuốc tây
Điều trị bằng thuốc

Căn cứ mức độ tổn thương da và biểu hiện triệu chứng cơ năng kèm theo của người nhiễm bệnh chàm khô tróc vảy mà bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bệnh nhân:

  • Thuốc bôi có chứa corticoid
  • Thuốc bôi chứa salicylic acid hay Calcipotriol
  • Thuốc ức chế calcineurin
  • Kháng sinh cả bôi ngoài da và đường uống
  • Thuốc kháng histamin H1

Tất cả các loại thuốc được đề cập trên đây đều được dùng để chữa bệnh chàm khô tróc vảy, chúng được dùng theo đề xuất của bác sĩ và yêu cầu phải đảm bảo sử dụng đúng liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ý thay đổi liều lượng sử dụng thuốc.

Thuốc LAX

Ngoài những phương pháp trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng thuốc Đông y giúp làm giảm triệu chứng bệnh rất tốt. Mặc dù thực hiện bằng phương pháp thuốc Đông Y phát huy công dụng chậm hơn các phương pháp khác nhưng nó tác động dần dần từ ngoài tới tận gốc rễ bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bào chế các bài thuốc này từ thảo dược tự nhiên nhằm đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc giúp điều trị và chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng phương pháp Đông y hiệu quả và mang đến hiệu quả chữa trị cao.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bào chế giúp cải thiện bệnh chàm khô tróc vảy hiệu quả. Trong số đó có Thuốc LAX là sản phẩm được rất nhiều người tin dùng và phản hồi tốt. Đây là loại thuốc an toàn cho da và đảm bảo lành tính trong quá trình sử dụng.

Đây là loại thuốc được điều chế từ thành phần thảo dược với những thành phần tiêu biểu như:

  • Tam thiên đơn: giúp kháng khuẩn, kháng nấm và các tác nhân gây nên bệnh chàm khô tróc vảy. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp tiêu độc và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và vi nấm gây bệnh. Đồng thời, nguyên liệu này cũng giúp giảm tình trạng bội nhiễm hiệu quả.
  • Bạch phàn: giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, hạn chế ngứa và khử độc cho vùng da bị hắc lào. Ngoài ra, thành phần này còn giúp sát trùng và khử khuẩn rất hiệu quả.
  • Tinh chất nghệ: đây chính là một trong những nguyên liệu thần kỳ giúp chữa bệnh ngoài da hiệu quả. Nghệ được biết đến là loại kháng sinh tự nhiên giúp ích cho việc chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Vậy nên tinh chất nghệ sẽ giúp các vết chàm mau lành hơn, hạn chế hình thành sẹo, cân bằng màu da và bảo vệ cấu trúc da hiệu quả.
  • Lá muồng trâu: giúp bổ sung vitamin giúp phục hồi và tái tạo da nhanh chóng và hiệu quả.
  • Xà sàng tử: giúp giảm kích ứng và xử lý các cơn ngứa ngáy nhanh chóng, cải thiện được các vết lở loét và thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng.
chữa bệnh chàm khô tróc vảy với thuốc LAX
Thuốc LAX chữa bệnh chàm khô tróc vảy

Cách sử dụng thuốc LAX giúp điều trị bệnh chàm khô tróc vảy:

Bước 1: Vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh sạch sẽ.

Bước 2: Lấy tăm bông thấm dung dịch thuốc rồi thoa lớp mỏng trên vết chàm theo hình tròn mỏng, sau đó thư giãn cho thuốc thẩm thấu vào da rồi tự khô mà không cần rửa lại với nước.

Với phương pháp này, bạn có thể tiến hành đều đặn 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh lành hẳn, kiên trì trong nhiều tuần bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của vùng da nhiễm bệnh.

Nên chăm sóc vết chàm khô tróc vảy như thế nào?

Bên cạnh những phương pháp trị bệnh trên, bạn nên lưu ý chăm sóc vết chàm một cách cẩn thận, nếu quyết định điều trị ở nhà thì bạn đừng quên đến thăm khám để được hướng dẫn điều trị y tế vì đây mặc dù là bệnh không nguy hiểm nhưng có khả năng kéo dài dai dẳng và có nguy cơ tái phát cao.

Bên cạnh việc điều trị đó, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm vì khi bị bệnh chàm khô tróc vảy, da bạn sẽ trở nên khô hơn, cảm giác ngứa và bong tróc rất khó chịu, điều này cũng chứng tỏ vai trò quan trọng của kem dưỡng ẩm trong việc điều trị bệnh chàm.

Các bác sĩ đã khuyến cáo các bệnh nhân bị mắc bệnh chàm khô tróc vảy nên dùng các loại kem dưỡng ẩm có nhiều thành phần lành tính giúp dưỡng ẩm mịn, da sẽ giảm được sự khô rát và bong tróc.

Nếu chưa có kinh nghiệm trong vấn đề dưỡng ẩm cho vết chàm, bạn nên tiến hành trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn và có cách lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp giúp chữa bệnh hiệu quả. Một số thành phần được ưu tiên trong các loại kem dưỡng ẩm là Vitamin E, B5, kẽm, yến mạch,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya và để cơ thể được nghỉ ngơi, tránh những căng thẳng, áp lực và mệt mỏi để đảm bảo luôn khỏe mạnh chống lại các bệnh khác nhau.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chàm khô tróc vảy và những phương pháp điều trị hiệu quả, hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý bệnh nhanh chóng, hiệu quả và tránh khiến cho bệnh diễn tiến nặng khó chữa trị hơn

Bài viết Bệnh chàm khô tróc vảy và cách điều trị tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/3gHwsWz
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?