Trẻ sơ sinh bị dị ứng da phải làm sao mới hết?

Trẻ sơ sinh bị dị ứng da phải làm sao mới hết?

Trẻ sơ sinh bị dị ứng da là một trong những vấn đề khiến cho không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng vì khi mắc bệnh này, trẻ sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ngáy dẫn đến mất ngủ, da có thể bị nhiễm trùng, xuất hiện những vệt đỏ, mủ hay vảy vàng. Vậy khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da sẽ có những biểu hiện gì để nhận biết, có cách nào để giải quyết hiệu quả hay không? Làm sao để giảm nhanh cơn đau? Tham khảo bài viết hôm nay để biết thêm một số thông tin liên quan đối với vấn đề trẻ sơ sinh bị ngứa da, từ đó có phương pháp khắc phục thật hiệu quả nhé!

Dị ứng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Dị ứng da ở trẻ sơ sinh còn được gọi là viêm da dị ứng với trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Đây là một bệnh lý về da không ra lây, xảy ra khi một tác nhân dị ứng nào đó tác động vào da và gây viêm. Các tác nhân có thể được hình thành khi tiếp xúc với các dị nguyên gây hại từ môi trường, lúc này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mẩn ngứa, sưng đỏ, đôi khi phát ban nổi mề đay dày đặc.

Đối tượng của bệnh này là trẻ em hoặc trẻ sơ sinh là chủ yếu, ở một số quốc gia, tỷ lệ trẻ mắc bệnh dao động trong khoảng 15 đến 20%, đây là loại bệnh lý có thể tái phát nhiều lần ngay cả khi đã trưởng thành nếu không có phương pháp chăm sóc da kỹ càng.

Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng có thể xuất hiện dấu hiệu ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng đặc biệt nhất sẽ là ở vùng đầu, trán và mặt, bệnh sẽ có xu hướng chuyển biến từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Vì vậy, khi bé mắc phải bệnh này, cần được can thiệp điều trị từ sớm nếu không muốn gặp phải những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.

trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng
Dị ứng da ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng da và đồng thời cũng mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… sẽ có dấu hiệu ngứa nặng nề hơn. Trường hợp này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng cho giấc ngủ của bé mà còn gây ra nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như bé biếng ăn hơn, hay quấy khóc và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Nếu các phụ huynh thấy trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, đau rát hay mất ngủ, trên vùng da của bé dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có vết đỏ, có mủ thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để thăm khám và điều trị vì rất có thể trẻ đang bị viêm da dị ứng.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng, da sẽ biểu hiện ra bên ngoài, điều này sẽ giúp cho ba mẹ dễ dàng cho ba mẹ quan sát cẩn thận các dấu hiệu mà bé có thể gặp phải trên làn da, một số lưu ý mà ba mẹ cần nắm trong quá trình này là:

tre so sinh bi di ung da phai lam sao
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị dị ứng da
  • Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da là mẩn đỏ xuất hiện trên da và thường có xu hướng tập trung ở những vùng da nhạy cảm như má, mặt hoặc đầu. Các nốt đỏ này nổi bật nên ba mẹ dễ dàng có thể nhận thấy.
  • Bên cạnh các vùng bị nổi mụn, da bé còn trở nên khô sần và tróc vảy nhiều hơn, chúng tập trung thành nhiều mảng và có dấu hiệu viêm. Thêm vào đó, da còn xuất hiện thêm nhiều mụn nước nhỏ li ti có chứa dịch và có xu hướng hướng dễ vỡ do trầy xước hoặc gãi.
  • Khi bị dị ứng, da bé sẽ có cảm giác châm chích và gây ngứa, điều này khiến cho bé cảm thấy khó chịu và dễ quấy khóc, chán ăn và mất ngủ.
  • Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da sẽ không có dấu hiệu bị sốt cao.
  • Vùng da bị tổn thương sẽ có màu sáng hoặc tối hơn so với những vùng da bình thường khác.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng da có những dạng nào?

Ngoài những dấu hiệu chung như trên thì trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng như thế nào còn có biểu hiện tùy thuộc vào dạng dị ứng. Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao, các ba mẹ cần nhận định rõ những biểu hiện thường thấy ở bệnh thuộc dạng nào. Ngoài ra, tránh nhầm lẫn với các dạng viêm da khác để rút ngắn thời gian chữa bệnh. Các bác sĩ nhận định viêm da dị ứng bao gồm các dạng như sau:

Viêm da dị ứng ở mặt

tre so sinh bi viem da di ung phai lam sao
Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng ở mặt

Trẻ sơ sinh bị dị ứng da ở mặt dễ có đặc trưng là các nốt mụn nước và phát ban, chúng quy tụ thành những mảng màu đỏ. Các triệu chứng này sẽ bùng phát khi da trẻ bị tiếp xúc với những chất lạ.

Đối với viêm da dị ứng ở mặt, các triệu chứng sẽ tập trung ở má, trán, cằm, tay và chúng thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tuần tùy theo cơ địa của từng trẻ. Nhìn chung, trẻ bị dị ứng viêm da sẽ có những biểu hiện cụ thể như:

  • Da khô và có biểu hiện nứt nẻ đóng vảy.
  • Xuất hiện các mụn đỏ và phát ban gây ngứa ngáy.
  • Trong trường hợp nặng hơn các mụn nước sẽ bị phồng rộp, sưng đau và rát.

Viêm da dị ứng thời tiết

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết có thể sẽ gặp phải một số biểu hiện ngoài da tương tự với viêm da cơ địa. Trường hợp này, triệu chứng bệnh xuất hiện khi thời tiết bị thay đổi một cách đột ngột, thông thường, để dễ bị phát bệnh vào lúc giao mùa.

Tham khảo thêm: Khi bị dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?

trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết
Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng thời tiết

Bên cạnh đó, tình hình thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh hoặc khi độ ẩm lên cao kèm theo ô nhiễm không khí cũng làm tăng thêm các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Tình trạng này sẽ phát triển theo từng đợt, mỗi đợt bệnh tiến triển trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Một số triệu chứng nổi bật của bệnh và dễ dàng để nhận biết gồm:

  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng da do thời tiết sẽ có những vết ban đỏ, ngứa kèm theo xuất hiện một số vùng da có vảy.
  • Các dấu hiệu dị ứng thường xuất hiện ở vùng da mặt, khuỷu tay, các nếp gấp ở chân,…
  • Bề mặt da có dấu hiệu bị sưng đỏ và nổi phù ở một số vị trí như: cổ, cuống họng, mí mắt, má,…
  • Trong trường hợp bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng hơn thì bé sẽ có thể bị phù nề cuống họng, gây ra tình trạng khó thở thậm chí là bị ngất xỉu.

Viêm da dị ứng cơ địa

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da do viêm da dị ứng cơ địa, những biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện sau vài phút đến vài ngày, nếu trẻ có sự tiếp xúc với dị nguyên. Những triệu chứng do viêm da cơ địa có thể tiến triển nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời, tùy vào mức độ mẫn cảm của người bị nhiễm bệnh, một số biểu hiện ban đầu của bệnh gồm:

  • Cơ thể bé có một số điểm bị phù nề bất thường.
  • Hơi thở của bé khò khè, đôi khi bị ho và có nổi mẩn ngứa ở trên da.
  • Mắt chuyển sang màu đỏ và xung quanh mắt có biểu hiện viêm.
  • Ở mức độ nặng hơn, bé có thể bị buồn nôn hoặc sốc phản vệ,…
trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da dị ứng cơ địa

Nếu bệnh này xảy ra đối với trẻ sơ sinh do yếu tố di truyền để có thể đối mặt với các triệu chứng đi kèm theo như em chuyển viêm mũi dị ứng,… Trong một số trường hợp bệnh không được chữa trị tốt, viêm da dị ứng có thể phát triển và lan rộng rồi hình thành nên bội nhiễm.

Bệnh này gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ra sự khó chịu do tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở da đầu cổ và mặt, đây là những khu vực tập trung nhiều mạch máu và gần hệ thần kinh nhất.

Nổi mề đay

Trong trường hợp trên cơ thể trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ, bị sưng tấy với hình dạng không rõ ràng gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc những triệu chứng như bị sốt, khó thở, chóng mặt, da bị tấy đỏ gây rát, phù mạch. Chủ yếu những biểu hiện trên da xuất hiện ở tay chân miệng và mí mắt, đây cũng là một dạng của viêm da dị ứng cơ địa.

trẻ sơ sinh bị nổi mề đay
Nổi mề đay

Nguyên nhân gây ra có thể do bị nhiễm khuẩn vì sức đề kháng của bé khi mới sinh còn yếu, nên dễ dàng bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các vật thể lạ gây bệnh xâm nhập qua da hoặc đường hô hấp. Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến việc bé bị dị ứng còn do tiếp xúc với những chất có thể gây dị ứng như phấn hoa, vết chích côn trùng, lông động vật, các chất hóa học, sự thay đổi thời tiết, thức ăn lạ, hải sản,…

Phát ban

Nguyên nhân gây ra phát ban ở trẻ sơ sinh chính là chất Histamin làm cho vùng da nông bị sưng ngứa, nổi mẩn đỏ và có thể thay đổi về kích thước. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể bé.

trẻ sơ sinh bị phát ban
Phát ban

Phù mạch

Ngoài những dạng như trên, dị ứng da ở trẻ sơ sinh còn có thể gây ra hiện tượng phù mạch với biểu hiện là sưng lớp da sâu, đôi khi xuất hiện cùng với phát ban. Khi bị phù mạch sẽ không gây cho da bị ửng đỏ, cũng không gây cảm giác ngứa, thường thì phát ban sẽ xuất hiện ở các mô mềm như: mí mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục.

Ngoài ra, phát ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng nhau hoặc tách biệt trên cơ thể, phù mạch xảy ra do phản ứng của các chất hóa học ở lớp da sâu, những chất này thường được dự trữ trong tế bào của cơ thể.

trẻ sơ sinh bị phù mạch
Phù mạch

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong các dạng dị ứng da khi một số hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da, từ đó gây nên phát ban. Khi đó phản ứng hóa học này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng.

trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc

Viêm da dị ứng có điều trị được không?

Có nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh bị dị ứng da thì có điều trị được không? Đây đồng thời cũng là thắc mắc chung của đại đa số các ba mẹ có bé nhỏ và cảm thấy lo lắng khi bé có những biểu hiện lạ trên da.

Thực tế, khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da, bác sĩ sẽ thăm khám và thu thập những thông tin về tiền sử liên quan đến bệnh lý của bé và gia đình. Thông qua đó, bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá, nhận định sơ bộ về khả năng viêm da dị ứng có phải do di truyền hay không. Ngoài ra, qua việc thăm khám thì bác sĩ cũng sẽ tìm ra được cách điều trị sao cho phù hợp với thể trạng của bé.

điều trị trẻ sơ sinh bị dị ứng da
Trẻ bị viêm da dị ứng có điều trị được không?

Một số biện pháp xét nghiệm, kiểm tra sẽ được các bác sĩ thực hiện trước khi tiến hành kết luận:

  • Test tẩy và test áp để kiểm tra độ mẫn cảm của bé trước các dị nguyên. Cũng nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể nhận dạng nguyên nhân gây viêm da đối với trẻ.
  • Soi tươi KOH để kiểm tra có sự xuất hiện của nấm trên da hay không. Thông thường, phương pháp này sẽ được tiến hành để phân biệt giữa hai tình trạng nấm da và viêm da dị ứng.

Có thể kết luận rằng, trẻ sơ sinh bị dị ứng ra hoàn toàn có thể điều trị. Có thể thấy, bệnh da liễu nói chung và viêm da dị ứng nói riêng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh, mà cụ thể ở đây là các bé nhỏ.

Ngoài ra, khi mắc phải những bệnh về da liễu thì rất dễ gặp phải tình trạng bệnh tái phát nhiều lần nếu cơ thể của người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây hại.

Vì vậy, để bạn đảm bảo an toàn và giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đồng thời thực hiện theo các phác đồ điều trị phù hợp của bác sĩ. Hơn nữa, ba mẹ cần chú ý quan tâm đến bé nhiều hơn để tránh tình trạng viêm da kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, nhiễm trùng, để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng sẽ gặp phải rất nhiều cảm giác gây khó chịu, điều này khiến cho bé chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi và thường hay quấy khóc. Vì vậy, với một chế độ chăm sóc, điều trị hợp lý, kết hợp với phương pháp phòng chống sẽ giúp trẻ mau lành bệnh hơn. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ khi bị viêm da dị ứng:

Làm sạch và dưỡng ẩm cho da của bé

Một trong những nguyên nhân chính gây ra dấu hiệu dị ứng da là do nấm gây bệnh có điều kiện sinh sôi và phát triển, vì vậy, ba mẹ nên tiến hành tắm rửa hàng ngày cho bé, sử dụng nước ấm vừa phải để tránh khô da và kích ứng.

điều trị cho trẻ sơ sinh bị dị ứng da
Làm sạch và dưỡng ẩm cho da của bé

Không chỉ vậy, ba mẹ nên kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm để đảm bảo da của bé luôn đủ độ ẩm và luôn mềm mại.

Sau khi tắm xong, hãy sử dụng khăn có chất liệu mềm mịn để thấm nước còn tồn đọng trên da của bé. Đồng thời, cũng nên lau sạch bằng khăn mềm khi cho trẻ bú để tránh tác động đến vùng da bị tổn thương. Các loại sữa tắm được dùng cho bé và đảm bảo không chứa Các hóa chất độc hại gây bào mòn da, thay vào đó nên dùng những loại có chứa thành phần dịu nhẹ cho da như hypoallergen.

Kiểm soát cơn ngứa

Chúng ta đã biết, dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da là gây ngứa, việc này khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu và thường sẽ có xu hướng gãi khiến cho vùng da bị nhiễm bệnh tổn thương nặng thêm.

Vì vậy ba mẹ nên thực hiện một số biện pháp để kiểm soát tình trạng bé gãi gây tổn thương da:

  • Cắt móng tay và móng chân cho trẻ đều đặn để tránh cào xước và gây tổn thương đến vùng da bị nhiễm bệnh.
  • Khi trẻ khó chịu bởi những cơn ngứa, hãy làm cho trẻ phân tâm bằng các hoạt động khác để quên đi cơn ngứa.
  • Khăn ướt lạnh và chườm lên vùng da ngừa cho trẻ trong thời gian khoảng từ 5 đến 10 phút để làm giảm cơn ngứa.
cách điều trị trẻ sơ sinh bị dị ứng da
Kiểm soát cơn ngứa cho bé

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng:

  • Hãy cho bé bú đầy đủ vì với đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị viêm da dị ứng.
  • Những thực phẩm mà mẹ ăn trong quá trình cho bé bú sẽ dễ tác động đến hệ miễn dịch và sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy tránh dùng các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: thịt bò, tôm, cua,… các loại hải sản và thực phẩm cay nóng.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây.

Sử dụng thuốc

Thông thường, các triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng ở trẻ để biến mất dần dần mà không cần điều trị. Vì vậy, ba mẹ không cần phải quá lo lắng để tiến hành dùng thuốc cho trẻ.

  • Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu kéo dài thì ba mẹ nên cho bé đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra những phương pháp điều chỉnh chính xác.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bán trên thị trường để áp dụng cho trẻ vì da của trẻ lúc này rất yếu và nhạy cảm nên có thể khiến cho dị ứng nặng thêm.
  • Sau khi thăm khác, bác sĩ có thể tư vấn cho ba mẹ sử dụng một số loại thuốc như: kem cortisone (steroid) để điều trị giảm viêm và các loại antihistamine để giảm ngứa.
  • Phải thường xuyên quan sát thể trạng của bé, đề phòng khi bị nổi mẩn đỏ mà có các triệu chứng như sốt cao, co giật, thì kịp thời đưa đến trung tâm y tế.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị dị ứng da

Ba mẹ cũng nên lưu ý đến một số cách chăm sóc sao cho phù hợp:

  • Giữ cơ thể và da của bé luôn được khô ráo, thoáng mát, tránh để tình trạng ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
  • Đảm bảo trẻ luôn ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh căng thẳng, quấy khóc vì nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và làn da.
  • Quần áo, đồ dùng của trẻ phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, những trang phục này nên có chất liệu mềm mịn, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Luôn giữ vệ sinh cẩn thận làn da của trẻ, chủ yếu vệ sinh bằng nước sạch, nên sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên lành tính hoặc sử dụng một số loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ với các thành phần phù hợp. Người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh cơ thể nhất là vùng bàn tay thật sạch sẽ.
  • Cho trẻ uống đủ nước tránh cơ thể thiếu nước gây khô da.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như gà, bò, các loại mắm, tương, chao, đồ lên men, đồ hộp….
  • Tránh sử dụng và lạm dụng các loại thuốc bôi da nếu không thực sự cần thiết, trường hợp muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh cho trẻ ở gần và tiếp xúc với động vật hay các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, đồ vật dễ gây dị ứng (thú nhồi bông, chổi lông, áo lông, áo len, đồ bằng len dạ…).
  • Khi thấy trẻ bị mất ngủ, quấy khóc do cảm thấy đau ở vùng da bệnh, da bị nhiễm trùng xuất hiện vệt đỏ, mủ hay vảy vàng hoặc ảnh hưởng đến khả năng nhìn thì hãy ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Cách phòng ngừa viêm da dị ứng cho em bé

Biện pháp tốt nhất để phòng tránh cho trẻ sơ sinh bị dị ứng da chính là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Điều này sẽ giúp cho trẻ tránh được những dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người, hãy điểm qua một số tác nhân dị ứng mà ba mẹ cần nhớ để phòng ngừa tốt cho con:

phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị dị ứng da
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng

Yếu tố cơ địa và di truyền

Nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc người thân từng bị dị ứng hay do yếu tố cơ địa mà làn da vốn nhạy cảm hơn so với các bé khác thì khả năng bị viêm da dị ứng của bé sẽ cao hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn ở trên và hạn chế tối đa những tác nhân bên ngoài có thể tác động đến bé.

Yếu tố thời tiết 

Khi bắt đầu vào mùa hè thời tiết sẽ trở nên nóng bỏng hơn, lúc này, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Còn khi vào mùa đông, thời tiết sẽ trở lạnh, hanh khô hơn nên có thể bé sẽ bị khô da, khoảng thời gian này mẹ nên chủ động bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

Hạn chế tiếp xúc

Để tránh trẻ sơ sinh bị dị ứng da, mẹ nên để bé tránh xa các vật dụng có thể gây bị dị ứng như kim loại, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,…

Các yếu tố dị nguyên

Yếu tố dị nguyên có thể kể đến gồm: bọ ve, lông động vật như: chó, mèo,…, mạt bụi bẩn, phấn hoa, len sợi, nấm mốc,… có thể gây dị ứng cho bé nên cần lưu ý tránh để bé tiếp xúc.

Thuốc điều trị

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid là những nhóm rất dễ gây dị ứng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những thuốc này.

Thực ra, đa số trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng thường có những biểu hiện tự xuất hiện, sau đó cũng tự dưng biến mất mà không cần điều trị. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con mắc phải triệu chứng này. Thay vào đó, hãy hình thành những bước giúp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tốt cho bé.

Trong trường hợp cảm thấy dấu hiệu bệnh kéo dài và có kèm theo các biểu hiện khác thì ba mẹ nên cho bé đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng nên được điều trị và tư vấn bởi bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về sử dụng vì chúng có thể khiến bệnh của bé không những không thuyên giảm mà còn trở nặng, khó điều trị hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị dị ứng da, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho các ba mẹ khi bé yêu có những biểu hiện tương tự. Ba mẹ hãy thực hiện nghiêm túc các bước giúp phòng ngừa và điều trị bệnh để bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Bài viết Trẻ sơ sinh bị dị ứng da phải làm sao mới hết? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/3h45PLF
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?