Triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ em và mẹo chữa trị tốt nhất

Triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ em và mẹo chữa trị tốt nhất

Bệnh chàm khô ở trẻ em có thể xảy ra trong tình trạng da quá khô, bị nứt nẻ dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời thì sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của bé sau này. Có rất nhiều phụ huynh bị lúng túng khi gặp phải trường hợp này, vậy nên bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến cho các bạn cách để chữa bệnh chàm khô ở trẻ em cùng các thông tin liên quan, hãy cùng tham khảo nhé!

Bệnh chàm khô ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm khô là căn bệnh với tình trạng da bị viêm mãn tính dẫn đến da bị khô và nứt nẻ. Bên cạnh đó, khi bị chàm khô, da cũng sẽ bị bong tróc và rỉ máu. Khi bệnh xảy ra đối với các bé nhỏ sẽ được gọi là bệnh chàm khô ở trẻ em, bệnh gây nên cảm giác đau rát và khó chịu khiến bé hay quấy khóc.

Chàm khô ở trẻ em mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể tạo ra những cơn đau rát khó chịu, từ đó làm cho bé quấy khóc nhiều hơn, thậm chí là bỏ ăn và khó ngủ,… Những vấn đề này gây ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của bé.

bệnh chàm khô ở trẻ em là gì
Bệnh chàm khô ở trẻ em là gì?

Với những bé lớn hơn, khi bị chàm khô sẽ hay dùng tay để gãi hoặc bóc vảy để giảm cơn ngứa, việc này cũng đồng thời làm cho thì xước da, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng và lở loét khiến cho bệnh ngày càng nặng và khó điều trị hơn.

Chính vì vậy, để giảm thiểu mức độ nguy hiểm của bệnh, khi phát hiện bé có dấu hiệu bị chàm khô, các ba mẹ đừng nên chủ quan mà hãy cho bé đến gặp bác sĩ từ sớm để được thăm khám và đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp nhất, tránh các mối nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô ở trẻ em

Cho đến hiện nay, vẫn chưa thể xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở trẻ em. Tuy nhiên, theo chẩn đoán của các bác sĩ thì có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này này là:

  • Gen di truyền: Nếu cha mẹ là những người đã từng bị mắc bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng,… thì con cũng sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động.

Bên cạnh các nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở trẻ em, chúng ta cũng không thể bỏ qua các yếu tố khiến cho bệnh chàm khô này chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, một số yếu tố có thể tham khảo là:

nguyên nhân bệnh chàm khô ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô ở trẻ em
  • Làn da không đủ độ ẩm cần thiết và trở nên khô cho đến quá khô.
  • Cơ thể và làn da bị kích ứng do phản ứng với chất hóa học gây hại.
  • Tâm lý luôn bị đè nén, luôn cảm thấy áp lực, mệt mỏi, sợ sệt hoặc căng thẳng.
  • Nhiệt độ bên ngoài môi trường bị thay đổi một cách đột ngột.
  • Vùng da bị nhiễm trùng.
  • Bị dị ứng đối với các loại lông thú vật nuôi, hóa chất, Khói thuốc lá,…
  • Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng.
  • Các chất gây dị ứng có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường hoặc thảm.
  • Bệnh có liên quan đến một số vấn đề như rối loạn tiêu hóa, dùng thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng thêm, hoặc cách mẹ cho con bú hoặc trẻ bị nhiễm trùng,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm khô

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh chàm khô ở trẻ em chính là cảm giác ngứa ngáy, cơ thể cảm thấy khó chịu, bé thường xuyên khóc hơn, ít ngủ hơn so với những bé cùng độ tuổi.

Chàm khô ở trẻ em sẽ có những triệu chứng và mức độ phát triển khác nhau ở từng độ tuổi riêng:

Đối với bé ở trong giai đoạn sơ sinh

Giai đoạn sơ sinh là trong khoảng thời gian 6 tháng đầu khi bé mới được sinh ra. Trong giai đoạn này, các vết chàm sẽ thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng má, cằm, trán, hoặc da đầu. Bệnh chàm khô ở trẻ em trong giai đoạn này có thể lan rộng đến những vùng da khác trên cơ thể nhưng sẽ không xuất hiện ở những vùng da được giữ ẩm.

dấu hiệu bệnh chàm khô ở trẻ em
Đối với bé ở trong giai đoạn sơ sinh

Lúc này, làn da nhiễm bệnh của bé sẽ có thể bị phát ban và nổi mụn nước, thậm chí là bị nứt nẻ.

Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng

Trong giai đoạn này, bé đã phát triển hơn, một số bé đã biết tập bò nên bệnh chàm khô ở trẻ em sẽ xuất hiện nhiều hơn ở vùng khuỷu tay, đầu gối, và những vị trí dễ bị trầy xước.

Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn, những vùng da bị nhiễm chàm của bé sẽ hình thành các lớp vảy màu vàng và dễ bị rộp gây đau rát.

dấu hiệu bệnh chàm khô ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng

Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi 

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn này, có thể một số bé đã biết đi chập chững, điều này dẫn đến chàm có thể xuất hiện nhiều ở các nếp gấp trên cơ thể như khuỷu tay, đầu gối,….

Ngoài ra, bệnh chàm khô ở trẻ em ở giai đoạn 2 đến 5 tuổi cũng có thể xuất hiện nhiều ở vùng quanh miệng và mí mắt. Lúc này, da của trẻ sẽ bị khô, đóng vảy và trở nên dày hơn.

dấu hiệu bệnh chàm khô ở trẻ
Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi

Đối với trẻ trên 5 tuổi

Bệnh chàm khô ở trẻ em trên 5 tuổi thường xuất hiện nhiều ở các vùng khuỷu tay, đầu gối, tay hoặc là ở sau tai.

Nhìn chung, da ở vùng những vùng này khi nhiễm chàm sẽ bị đỏ lên hoặc gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng này cũng rất giống với một số bệnh lý về da thông thường như:

  • Viêm da tiết bã nhờn.
  • Chàm bội nhiễm.
dấu hiệu bệnh chàm khô với trẻ em
Đối với trẻ trên 5 tuổi bị chàm khô

Vì vậy, rất khó để phân biệt chàm khô ở giai đoạn này với các bệnh lý về da, ba mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám từ sớm để nhận định được đúng bệnh và có phương pháp chữa trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em

Đối với bệnh chàm khô ở trẻ em, việc phát hiện và có phương pháp điều trị từ sớm sẽ rất quan trọng để loại bỏ triệt để những nguyên nhân gây ra bệnh. Như vậy cũng đồng thời tránh được tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn đến giai đoạn mãn tính, nhiễm trùng gây khó khăn trong điều trị.

Vì vậy, khi mới phát hiện trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm, ba mẹ hãy đưa con đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em:

Chữa chàm khô cho trẻ em bằng mẹo dân gian

Khi trẻ đang nhỏ, sức đề kháng chưa được hoàn thiện, việc dùng thuốc tây y khiến cho phụ huynh cảm thấy lo ngại về những tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, có không ít người tìm hiểu và lựa chọn các mẹo dân gian để chữa chàm khô.

Đây là những phương pháp an toàn vì nguyên liệu tự nhiên, tránh gây kích ứng và không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Chữa chàm khô cho trẻ em bằng mẹo dân gian

Một số cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng mẹo dân gian là:

  • Dưa leo: Trong dưa leo chứa rất nhiều các vitamin và những dưỡng chất giúp hồi phục da nên được ứng dụng để chữa bệnh chàm khô ở trẻ em. Để tiến hành dùng dưa leo chữa trị, bạn chỉ cần cắt nguyên liệu này thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị chàm, thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi tuần sẽ giúp làm ẩm da, giảm khô và tránh gây đau cho bé.
  • Nha đam: Tương tự như vậy, trong nha đam cũng có nhiều thành phần giúp giảm triệu chứng của bệnh chàm khô hiệu quả. Để sử dụng nguyên liệu này, bạn dùng dao tách lớp vỏ ngoài cùng của nha đam ra, ra lấy phần gel ở bên trong rồi bôi lên vùng da nhiễm chàm trong 30 phút, sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, chỉ sau khoảng 2 tuần thì bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi trên làn da của bé.
  • Bột cây đàn hương: Nguyên liệu này giúp ích rất nhiều trong việc ức chế sự hình thành của các vi khuẩn trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Để thực hiện, bạn tiến hành trộn bột đàn hương cùng với một ít nước thành hỗn hợp đặc sánh rồi bôi lên vùng da bị nhiễm chàm trong khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng kiên trì thực hiện cách này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, dần dần sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.

Thực tế, các cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng mẹo dân gian khá an toàn nhưng chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh, chứ không có khả năng trị dứt điểm hoàn toàn. Nếu bé bị nhiễm chàm ở mức độ nặng hơn, việc sử dụng phương pháp này gần như không có tác dụng. Bên cạnh đó, đó, việc dùng các nguyên liệu tự chuẩn bị không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra nhiễm trùng cho bé.

Chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng thuốc Tây y 

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc được bác sĩ kê đơn các loại thuốc hoặc kem bôi da có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng thuốc tây
Chữa chàm khô cho trẻ em bằng mẹo dân gian

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Bạn hoàn toàn có thể dùng kem dưỡng ẩm chứa nhiều dầu và nước để điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em. Đối với cách này, bạn nên bôi lớp dày lên làn da của bé 2 lần mỗi ngày, cụ thể là sau khi tắm 3 phút để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Steroid

Nếu vùng nhiễm chàm nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bôi thuốc steroid với nồng độ thấp. Khi sử dụng thuốc steroid để bôi cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ dùng steroid ở vùng da bị đỏ, ngứa, thô ráp và tuyệt đối không bôi lên vùng da lành.
  • Không sử dụng để bôi ở những vùng có nếp gấp trong thời gian dài như: nách, đùi hoặc háng,…
  • Không bôi thuốc ở vùng mí mắt.
  • Khi dùng điều trị ở vùng mặt thì chỉ nên sử dụng steroid có nồng độ nhẹ.
  • Không được sử dụng quá 2 lần/ngày.

Thuốc kháng Histamine

Đây là loại thuốc được sử dụng rất phổ biến giúp giảm ngứa, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Thuốc được hấp thu nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như làm khô mắt, gây buồn ngủ,… nên cần sử dụng một cách rất thận trọng cho trẻ. Trong trường hợp bé bị bệnh chàm khô nặng, diện tích nhiễm chàm lớn hoặc bị nhiễm trùng bác sĩ có thể kê toa để dùng kháng sinh.

Đối với phương pháp sử dụng thuốc Tây y để chữa bệnh chàm khô ở trẻ em, ba mẹ tuyệt đối phải tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý thay đổi liều lượng khiến cho thuốc gây những tác dụng phụ không mong muốn, hoặc gây nên tình trạng lờn thuốc.

Chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng phương pháp Đông y 

Xu hướng chung hiện nay thiên về việc ứng dụng y học cổ truyền vào điều trị các bệnh liên quan đến da cho trẻ nhỏ, phương pháp này nhận được nhiều sự tin tưởng và ủng hộ từ phụ huynh nhờ sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho quá trình ứng dụng lên da của bé.

Thêm vào đó, các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền thường chú trọng đến việc điều trị bệnh từ gốc nên giúp mang lại hiệu quả cao, đồng thời giúp chữa trị dứt điểm căn bệnh và phòng ngừa tái phát trở lại.

chữa bệnh chàm khô ở trẻ em với đông y
Chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng phương pháp Đông y

Kế thừa toàn diện những y lý của phương pháp y học cổ truyền gồm những nguyên tắc điều trị, sản phẩm chuyên trị bệnh chàm – thuốc LAX – đã đáp ứng nhu cầu chữa bệnh chàm đảm bảo an toàn và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Là loại thuốc kết hợp các thành phần thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên nên thuốc LAX đảm bảo về độ an toàn và lành tính trong quá trình sử dụng đối với làn da của bé. Một số loại thảo dược nổi bật được ứng dụng trong sản phẩm này là:

  • Tam thiên đơn
  • Xà sàng tử
  • Bạch phàn
  • Lá muồng trâu
  • Tinh chất nghệ,…

Với công thức thành phần hoàn toàn ưu việt giúp mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, thuốc LAX đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh, đây đồng thời cũng là sự lựa chọn của không ít phụ huynh nhằm điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em.

Trẻ bị chàm khô nên kiêng gì?

Bên cạnh việc tuân thủ theo hướng dẫn chữa trị của bác sĩ, ba mẹ cũng cần phải có những biện pháp chăm sóc da cho bé để giúp kiểm soát vùng da bị nhiễm chàm và hạn chế chế bệnh diễn tiến nặng hơn.

trẻ em bị bệnh chàm khô kiêng gì
Trẻ bị chàm khô nên kiêng gì?

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc làn da nhiễm chàm cho bé là:

  • Thường xuyên tắm rửa cho bé và không sử dụng nước có mức nhiệt độ quá cao gây khô da và mất đi độ ẩm tự nhiên trên da của bé.
  • Cẩn thận trong quá trình sử dụng sữa tắm, nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên hoặc những chất tác động dịu nhẹ lên da, không nên ngâm trẻ quá lâu trong xà phòng sẽ gây khô da.
  • Bên cạnh việc vệ sinh da hàng ngày, ba mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu và lựa chọn một số loại kem dưỡng ẩm để bôi cho bé sau khi tắm giúp dưỡng ẩm và giảm thiểu tình trạng khô da gây chàm.
  • Nên lựa chọn những loại trang phục mềm bằng cotton và không chứa hóa chất độc hại, tránh sử dụng những loại trang phục có chất liệu cứng gây cọ xát khiến tình trạng bệnh chàm trên da bé trở nên nặng hơn.
  • Hạn chế tối đa với các chất kích thích cũng như các chất gây dị ứng như: lông thú, bụi bẩn để cải thiện tình trạng bệnh cho bé.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và phù hợp trong giai đoạn chữa trị bệnh chàm khô ở trẻ em.

Vậy như thế nào là chế độ ăn uống khoa học và phù hợp trong giai đoạn này? Trong quá trình điều trị bệnh, bé cần được kiêng không sử dụng các thực phẩm có thể gây nên kích ứng như: hải sản, trắng trứng gà, các loại cá biển,…

Bên cạnh đó, đó trong quá trình chăm sóc cho bé bị nhiễm chàm, ba mẹ cũng nên cân nhắc xem bé có bị dị ứng đối với thực phẩm nào khác hay không. Dưới đây là một số nhóm thức ăn cần kiêng cho bé trong giai đoạn điều trị bệnh chàm khô:

Thực phẩm tanh sống

Một số loại thực phẩm trong nhóm thực phẩm tanh sống đó là trứng, gỏi, các loại hải sản,…. Chúng có chứa hàm lượng Arachidon cao, đây đồng thời là nguyên nhân gây phản ứng viêm, sưng tấy.

trẻ bị chàm khô kiêng thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tanh sống

Nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng

Một số loại thực phẩm thuộc nhóm có khả năng gây kích ứng là: lúa mì, chế phẩm từ sữa, các loại đậu, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản,… Đây đều là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất đạm, chất béo no, và chất bảo quản cao nên có khả năng gây kích ứng da cũng cao.

trẻ bị chàm khô kiêng thực phẩm kích ứng
Nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng

Đồ ngọt

Việc cho bé ăn nhiều đồ ngọt sẽ là nguyên nhân làm hàm lượng Insulin trong máu tăng cao, kích thích viêm và tăng nguy cơ gây nhiễm khuẩn.

trẻ bị chàm khô kiêng đồ ngọt
Đồ ngọt

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chàm khô ở trẻ em và một số công thức để chữa bệnh hiệu quả. Hi vọng, những thông tin này sẽ hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thêm cái nhìn đa chiều hơn về loại bệnh này, đồng thời, có phương hướng điều trị kịp thời giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Bài viết Triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ em và mẹo chữa trị tốt nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/3gV1CIP
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?