Bệnh nấm da là gì? Các bệnh nấm da thường gặp

Bệnh nấm da là gì? Các bệnh nấm da thường gặp

Bệnh nấm da gây ra bởi vi nấm dermatophytes, là loại bệnh nhiễm nấm trên da, đặc biệt là các vùng da tay, da chân, da vùng kín,… là loại bệnh phổ biến. Đặc biệt, nguồn lây phổ biến nhất là từ vật nuôi, gia súc. Ngoài ra, nấm da có thể lây từ người sang người nếu dùng chung đồ vật cá nhân, ngủ chung,…

1. Bệnh nấm da là bệnh gì?

Bệnh nấm da là là bệnh phổ biến, gây ra bởi vi nấm Dermatophytes, Microsporum canis, Trichophyton verrucosum. Thường phát triển ở những khu vực da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi như bẹn, nếp dưới vú, nách, kẽ ngón chân, tay, da đầu,…

Bệnh nấm da thường được chia thành các loại khác nhau như nấm da đùi (tổn thương da ở các cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông), nấm da chân (tổn thương ở kẽ các ngón chân, bàn chân), nấm da đầu, nấm da thân (thường gặp ở tay, chân, thân mình, mặt…).

Bệnh nấm da không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể làm giảm tính thẩm mỹ của da và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân bị nấm da

cách trị nấm da
Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da?

Nước ta là vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho các loại bệnh nấm da phát triển mạnh mẽ. Các bệnh nấm da thường xuyên xuất hiện ở Việt Nam như là: hắc lào, bệnh nấm bẹn, nấm lang beng, nấm kẽ tay kẽ chân,…

Nấm là loại sinh vật hạ đẳng không có chất diệp lục nên phải sống bằng cách ký sinh vào vật thể khác, chẳng hạn như: thực vật, động vật (chó, mèo, gà, trâu, bò, lợn …) và đặc biệt là cơ thể người. Điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển là pH 6.9 – 7.2 hơi kiềm, các nếp gấp trên da, vùng da kín hay ra mồ hôi và ẩm ướt.

Bệnh nấm da là sự xuất hiện là của các vi nấm đang tấn công lên tế bào thượng bì của da và thường lây lan qua các con đường sau:

Nguyên nhân bệnh nấm da do lây lan

  • Từ môi trường sang người: Đất cát, cây cối, không khí
  • Từ động vật sang người: Do các hành động tiếp xúc với động vật như vuốt ve, chải lông thú cưng như chó, mèo.
  • Từ người sang người: lây lan từ người nhiễm bệnh sang người lành bằng cách tiếp xúc trực tiếp
  • Từ đồ vật sang người: lây lan qua tiếp xúc với khăn tắm, quần áo, gối, ga trải giường,… của người bệnh.

Nguyên nhân bi nấm da do tự phát

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ có thể là tác nhân quan trọng, vì khi nhiệt độ nóng ẩm 27 – 35 độ C, cơ thể sẽ có dấu hiệu ra nhiều mồ hôi
  • Thói quen ăn mặc: Thường xuyên sử dụng quần áo chật, bí bách, quần áo bẩn
  • Lạm dụng xà phòng: Sử dụng quá nhiều xà phòng khi tắm rửa, đặc biệt là xà phòng chưa được rửa sạch sau khi tắm cũng khiến bạn bị nấm da
  • Vệ sinh cá nhân: vệ sinh cá nhân không sạch dễ dẫn đến nấm da, đặc biệt là các vùng kín, những nơi dễ chảy mồ hôi như kẽ tay kẽ chân
  • Một số tác nhân khác: rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh dài ngày….

3. Triệu chứng chủ yếu khi bị nấm da

cach tri benh nam da
Biểu hiện của người bị nấm da

Bệnh nấm da có thể là cấp tính hoặc mãn tính:

  • Nấm da cấp tính: giai đoạn khởi phát bệnh, lây lan nhanh
  • Nấm da mãn tính: xuất hiện chậm, hiếm khi viêm hoặc đỏ nhiều

Nấm da ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định, tuy nhiên sau một khoảng thời gian ngắn sẽ có xu hướng lây lan ra các vùng khác trên thân thể.

Biểu hiện thường thấy khi bị nấm da cấp tính (do nấm Microsporum canis gây ra):

  • Vùng da bắt đầu viêm đỏ
  • Các bờ viền nổi cộm, hình da cung
  • Xuất hiện mụn nước li ti trên các bờ viền
  • Cảm giác ngứa ngáy tăng lên rõ rệt

Ngoài ra, trường hợp nhiễm nấm da mãn tính (do nấm Trichophyton rubrum gây ra) có triệu chứng như:

  • Thường xuất hiện ở các vùng da nếp gấp, bí bách, không thoát khí
  • Dễ lây lan xung quanh
  • Dễ tái phát trở lại
  • Da có biểu hiện xuất hiện nhiều mảng đỏ
  • Các vị trí bị nấm da có hình tròn hoặc oval
  • Càng vào trung tâm nấm da màu càng nhạt, có mụn nước ở bờ viền (màu đỏ và gồ lên)

Một số trường hợp nặng hơn do nấm Kerion gây ra, hình ảnh bệnh nấm da rõ nhất là các ổ áp xe chứa mủ, ẩm ướt và dễ bị chẩn đoán nhầm với chứng mụn nhọt hay ung thư da.

4. Bệnh nấm da có lây không?

Nấm da là một trong những bệnh rất dễ lây nhiễm sang các vị trí da khác trên cơ thể người bệnh hoặc cho người khác.Bệnh nấm da là một trong những loại bệnh da liễu thường gặp ở nam giới, nữ giới, và cả trẻ em.

Bệnh lây lan trực tiếp theo các hình thức sau đây:

  • Do tiếp xúc với các bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi các bào tử này bám vào da, quần áo, đồ dùng, khăn tắm một cách tình cờ.
  • Thường xuyên tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà những động vật đó bị nấm da.
  • Bệnh nấm lây có thể lây từ người này sang người khác vì nằm chung giường, mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm,…

5. Các loại bệnh nấm da thường gặp

5.1 Bệnh lang ben

Lang ben là loại bệnh no nấm Pityrosporum gây ra, thông thường có 2 dạng phổ biến:

  • Dạng màu trắng
  • Dạng màu đen

Đây là loại bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là trong khi ra nhiều mồ hôi hoặc khi ra nắng. Triệu chứng khi mắc bệnh là bệnh nhân có cảm giác như bị kim chích. Thông thường bệnh lang ben xuất phát từ việc vệ sinh da, sức đề kháng, độ pH, độ ẩm của da. Một số trường hợp bệnh lang ben không lây, khi người thân bị có thể bạn sẽ không bị lây.

5.2 Bệnh nấm da hắc lào

Biểu hiện đầu tiên của bệnh hắc lào là ngứa vùng đang bị hắc lào, sau đó sẽ xuất hiện một vệt đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền là các mụn nước li ti. Viền hắc lào sẽ có khả năng lan rộng, tạo thành các hình vòng tròn, vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt bệnh hắc lào có khả năng lây lan qua các vị trí khác trên cơ thể khi bạn gãi

5.3 Bệnh nấm da trên đầu

dieu tri benh nam da
Bệnh nấm da đầu hay còn gọi là nấm tóc

Nấm da đầu hay còn gọi là nấm tóc được chia thành 2 loại:

  • Nấm do Piedra Hortai gây nên: Triệu chứng là trên mỗi sợi tóc xuất hiện nhiều hạt màu đen nhưng không cảm thấy khác thường và không có dấu hiệu tóc bị rụng.
  • Nấm tóc do Trichophyton gây ra: Triệu chứng là tổn thương trên da đầu với nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng 3 – 5mm. Lúc này da đầu có vảy mỏng hoặc ngứa vùng da đầu.

5.4 Nấm da vùng râu, ria mép

Thường xuất hiện ở nam giới có nhiều râu và lông trên mặt. Mắc bệnh do hay tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm nấm. Những dấu hiệu nhiễm nấm tại vùng râu trên mặt và cổ là:

  • Rụng tóc (tóc sẽ mọc lại khi nấm được điều trị).
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Đỏ và sưng nhiều.
  • Xuất hiện mụn bọc.
  • Da bị mụn trứng cá, viêm nang lông và các tình trạng da khác.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Da khô ráp.
  • Chảy dịch làm da trông mềm, xốp.

5.5 Nấm da bàn tay

hinh anh benh nam da
Bệnh nấm da tay – xảy ra phổ biến nhất

Bệnh nấm da ở bàn tay có thể xuất hiện đơn độc hoặc kèm theo nấm bàn chân, biểu hiện hay gặp như:

  • Da ở lòng bàn tay khô ráp.
  • Nhiễm trùng có thể lan đến móng tay.
  • Xuất hiện các vết nứt sâu trên lòng bàn tay.
  • Dát hình nhẫn trên mu bàn tay.
  • Dễ bị nhầm với da khô hay cực kì khô, da dày do làm việc bằng tay.

5.6 Nấm móng tay, chân

Nấm móng thường do 2 loại nấm gây ra, với các triệu chứng khác nhau:

  • Nấm móng do trichophyton gây ra: tại bờ tự do của móng (hai bên cạnh móng) sẽ bị đẩy ngô lên hoặc khuyết vào, móng sẽ mất màu bóng, mặt móng thành rãnh, dưới rãng có chất bột vụn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, móng của người bệnh sẽ bị sần sùi, màu vàng hoặc đục, lây lan sang các móng khác.
  • Nấm móng do Candida albicans gây ra: triệu chứng là gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi hoặc lõm, da ở vùng bờ tự do của móng (góc móng) cũng bị tổn thương. Gây ra tình trạng sưng tấy, đỏ, một số trường hợp bị mưng mủ.

5.7 Nấm da ở bẹn

cách trị bệnh nấm da
Hình ảnh bệnh nấm da ở vùng bẹn, háng

Bệnh nấm da ở háng thường gặp ở những người vệ sinh kém, đặc biệt là vệ sinh vùng kín. Hoặc đang mắc các bệnh lý gây giảm miễn dịch, thừa cân, béo phì,… gây ra tình trạng ẩm ướt vùng kín thường xuyên gây ra nấm da ở bẹn.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là da ở vùng kín, cụ thể là bẹn, háng có màu đỏ (một số trường hợp màu nâu hoặc xám), kèm theo đó là sưng và ngứa ngáy ở nếp bẹn. Sau đó, vùng da bị đỏ lan dần xuống vùng háng, mặt trong vùng đùi, eo và mông. Tại vị trí của vùng da bệnh bị tróc vảy và viền bờ nhô cao, da nứt nẻ kèm theo cảm giác đau, ngứa rát.

5.8 Nấm bàn chân – nấm kẽ

cách trị bệnh nấm da
Hình ảnh bệnh nấm da ở chân và kẽ chân

Tác nhân gây bệnh là do vi nấm Epidermophyton, Trichophyton hoặc Candida albicans gây ra. Loại bệnh này thường thấy ở những người có nghề nghiệp phải ngâm chân vào nước liên tục trong nhiều giờ như: vệ sinh cống rãnh, huấn luyện viên bơi lội, nông dân,…

Đây là dạng nhiễm nấm tại bàn chân, kẽ chân với các biểu hiện như sau:

  • Ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân có cảm giác ngứa, nóng rát, bị châm chích.
  • Da khô rát, xuất hiện vảy, triệu chứng thường bắt đầu từ giữa các ngón chân và có thể lan xuống phía dưới bàn chân, sang hai bên hay cả hai.
  • Vùng da giữa các ngón chân có xu hướng chuyển sang màu trắng, trở nên mềm và mủn.
  • Có mùi hôi.
  • Lột da.
  • Có các mụn nước, da nứt nẻ gây đau, chảy máu và các mảng da đỏ kèm tróc vảy.
  • Ngoài da, có thể xuất hiện tình trạng đỏ da trên 1 hay 2 bàn tay vì bị lây nhiễm khi tiếp xúc với bàn chân bị nhiễm nấm.

6. Khi bị bệnh nấm da nên làm gì?

Nấm da là một loại bệnh không gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Nhưng các tác hại của nó thường tồn tại rất lâu và dễ dàng tái phát, gây ra nhiều rắc rối cho công việc điều trị. Điểm đặc biệt là khi mắc bệnh nấm da lần thứ 2 trở đi, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, việc điều trị cũng từ đó mà khó hơn, khó dứt điểm hơn lần trước đó.

Vì thế, khi có một triệu chứng nào bất thường trên da, bạn cần khám bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất và thực hiện các xét nghiệm cần thiết cũng như bắt đầu quá trình chữa bệnh nấm da càng sớm càng tốt.

Bạn nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn về da liễu cao, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đúng bệnh nấm da cho bạn, đúng thuốc trị bệnh nấm da hơn. Tốt nhất không nên tự ý mua thuốc bôi hoặc uống, trong một số trường hợp có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

7. Bị nấm da phải chữa trị thế nào?

Sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ, bôi lên vùng da bị tổn thương. Đây là cách thường dùng nhiều nhất, bởi dạng thuốc này được nghiên cứu là an toàn cho cả trẻ em. Bạn nên thoa 2 lần/ ngày từ 3 – 4 tuần cho đến khi vết thương biến mất.

Nếu trường hợp sau khi đã thử dùng thuốc kháng nấm tại chỗ mà không lành, hay mức độ bệnh nấm da nặng, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng nấm dưới dạng uống theo chỉ định của bác sĩ.

7.1 Thuốc trị nấm da LAX

Thuốc Lax là sản phẩm bôi ngoài da, dạng dung dịch nước đây là một loại thuốc trị hắc lào chuyên dụng. Sản phẩm được dùng để điều trị trong các trường hợp bị hắc lào. Trong thuốc Lax có chứa tới 80% thành phần chiết xuất từ lá muồng trị lác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Thuốc có công dụng:

  • Làm giảm các cơn ngứa ngáy do bệnh hắc lào gây ra.
  • Giảm mẩn đỏ, giúp nhanh liền sẹo và giúp da đều màu.
  • Ức chế sự phát triển và diệt vi khuẩn, vi nấm gây nhiễm trùng da.
  • Hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh hắc lào.
dieu tri benh nam da
Trị bệnh nấm da hoàn toàn 100% bằng thuốc LAX

Video giới thiêu về Thuốc Lax bạn có thể tham khảo tại đây nhé. 

7.2 Cách trị nấm da bằng nước muối

Muối có khả năng sát khuẩn, kháng viêm đồng thời giúp loại bỏ các tế bào chết rất tốt. Do đó, người bệnh có thể hòa muối biển vào nước để tắm hàng ngày, đối với vùng da bị tổn thương thì nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa.

Xem chi tiết bài viết trị hắc lào bằng muối tại đây.

Dấu hiệu để nhận biết cơ thể bạn đang đáp ứng tốt với cách trị nấm da này là phần da vùng nhiễm nấm sẽ sạch lớp vảy trước khi vùng da đỏ biến mất và không còn cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu nữa.

8. Cách phòng bệnh nấm da

Bệnh nấm da rất dễ xuất hiện và cũng dễ lây lan. Do đó, ngay cả khi đã mắc bệnh hoặc chưa, cũng nên thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh và tránh lây truyền sang người khác:

  • Không mặc quần áo khi còn ẩm và quá chật. Nên lựa chọn quần áo sản xuất từ loại chất vải thông thoáng và dễ thấm hút mồ hôi.
  • Sau khi chạm vào vùng nhiễm nấm phải rửa tay sạch trước khi chạm vào các vùng khác trên cơ thể để tránh lây lan sang vùng da lành.
  • Thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng, ẩm, cơ thể thường xuyên ra nhiều mồ hôi.
  • Giặt giũ quần áo, giường, chiếu thường xuyên và sạch sẽ để hạn chế sự phát sinh của các loại vi nấm gây bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để phòng nguy cơ mắc bệnh và hạn chế sự lây lan.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Hạn chế tối đa ăn các loại thức ăn dễ gây kích ứng, sử dụng rượu bia và một số chất kích thích.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có những biện pháp điều trị sớm nếu không may mắc bệnh.
  • Bên cạnh đó, nên kết hợp thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các loại bệnh nấm da.

Hy vọng rằng những điều này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về nguyên nhân gây bệnh, cách nhận biết và cách trị bệnh nấm da đang được áp dụng hiện nay. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi dứt điểm càng cao. Do đó, nếu có dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xin những lời khuyên để chấm dứt tình trạng này.

Nguồn tham khảo:

Bệnh nấm da – https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_nấm_da

Bài viết Bệnh nấm da là gì? Các bệnh nấm da thường gặp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/36qbNjc
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?