Bệnh nấm bẹn và cách trị nấm bẹn hiệu quả

Bệnh nấm bẹn và cách trị nấm bẹn hiệu quả

Bệnh nấm bẹn là một loại bệnh nấm da phổ biến, đặc điểm thường là nhiễm trùng ở vùng háng, bẹn do các loại nấm ký sinh ở vùng bẹn, đùi trong gây ra. Bài viết sau đây sẽ đưa đến bạn thông tin chi tiết nhất về căn bệnh nấm bẹn, nguyên nhân, thuốc trị nấm bẹn và cách phòng tái nhiễm.

1. Bệnh nấm bẹn là gì?

Bệnh nấm vùng bẹn hay còn gọi là hắc lào ở háng, một số người hay gọi theo cách dân gian là lác háng. Do vi khuẩn Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton gây ra.

Có thể nói đây là bệnh da liễu thường gặp ở nam giới, trẻ em, người lớn, từ thanh thiếu niên đến trung niên, từ nam giới đến nữ giới. Nhưng thông thường, bệnh có dấu hiệu xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Ngoài ra, căn bệnh này còn dễ xuất hiện ở những người thường xuyên làm các công việc ẩm ướt, chảy nhiều mồ hôi, bơi lội hay vệ sinh kém.

Lác bẹn thường nằm ở vị trí da nhạy cảm nên người bệnh thường có tâm lý ngại ngùng, hay dấu bệnh. Ngoài vùng bẹn, bệnh nấm da này còn có thể gây bệnh ở thân mình (nấm da thân) hoặc ở chân (nấm da chân),…

Tại Việt Nam, do địa lý nằm ở khu vực cận nhiệt đới, nóng ẩm tạo điều kiện cho bệnh nấm bẹn phát triển mạnh. Tỷ lệ người Việt bị nhiễm nấm bẹn ở nước ta là rất cao.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm bẹn

benh nam ben
Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm bẹn?

Tác nhân gây ra bệnh này là do loại nấm da thuộc nhóm Dermatophytes, phổ biến nhất bao gồm 2 loại: TrychophytonEpidermophyton. Bệnh này xuất hiện là do trên cơ thể ta có các vùng da gấp nếp, bí bách, không thoáng khí như háng (bẹn), nách,… Những vùng hay chảy mồ hôi nhưng lại không thoáng khí.

Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh là:

  • Thói quen ăn mặc: Việc bạn mặc những bộ quần áo chật, bó sát hay không thay quần áo mới là nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm ở bẹn.
  • Thời tiết: Vào những mùa nắng nóng, ẩm ướt bệnh nấm da tại vùng háng càng phát triển mạnh mẽ hơn đối với những người có cơ địa dễ ra mồ hôi.
  • Tiếp xúc với người bị bệnh: đặc điểm của dòng bệnh nấm bẹn này là dễ bị lây lan, việc tiếp xúc với quá nhiều người, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người đang nhiễm bệnh khiến bạn có nguy cơ cao bị bệnh nấm da bẹn
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: việc vệ sinh không đúng cách, không vệ sinh thường xuyên là nguyên do khiến vùng bẹn trở thành môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển mầm bệnh.
  • Thường xuyên mặc quần áo ướt: một số trường hợp quần áo bị ướt, lau người không khô ráo, quần áo bí bách cũng là lý do khiến nấm bẹn phát triển.
  • Môi trường: các yếu tố như nguồn nước ô nhiễm, không khí ẩm thấp sẽ có khả năng dẫn tới bệnh.
  • Lây nhiễm từ thú cưng: tiếp xúc với các loại thú cưng như chó, mèo hoặc gia cầm gia súc như trâu bò, gà,…
  • Sử dụng đồ dùng chung: Bệnh nấm bẹn có thể lây gián tiếp qua các vật dụng, dụng cụ cá nhân nên bạn cần phải lưu ý điều này.

3. Tại sao nhiều người bôi thuốc trị nấm bẹn vẫn không khỏi?

Về bản chất thì bệnh nấm bẹn do nhiễm nấm da mà thành, để chữa trị triệt để cần kết hợp thuốc kháng nấm dạng bôi và dạng uống theo sự kê đơn của bác sĩ cộng với liệu trình điều trị khoảng 1 tháng. Nhiều người bệnh chủ quan không đi khám nên tự mua thuốc bôi về dùng, đa số dược sĩ sẽ bán tube kem chứa corticoid có tác dụng trị ngứa, thời gian đầu các triệu chứng có giảm dần, đến khi ngưng bôi thì bệnh có thể tái phát nặng hơn. Như vậy sẽ khó chữa nấm bẹn tận gốc.

* Corticoid chỉ có tác dụng ức chế miễn dịch tại chỗ, không thể dùng để điều trị dứt điểm ngứa bẹn, háng. Nó còn làm giảm khả năng tự bảo vệ của da, có thể gây teo da, rạn da, giãn mạch,… nếu sủ dụng lâu dài.

4. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bệnh nấm vùng bẹn

thuoc tri nam ben
Căn bệnh ngoài da này có dấu hiệu hay biểu hiện gì khác thường không?

Ban đầu, dấu hiệu của nấm bẹn là xuất hiện vùng da nhiễm khuẩn, hình thành các nốt da đỏ, cảm thấy ngứa bẹn và hơi đau nhưng không đáng quan tâm.

Sau đó các mảng da bắt đầu tổn thương nặng hơn, xuất hiện các triệu chứng như: Sần, mụn nước, có vảy ở háng,… giai đoạn này nếu như bạn càng gãi sẽ càng ngứa và càng lan rộng sang các vùng da xung quanh.

Vùng da tổn thương có màu hồng, có bờ viền, có ranh giới rõ rệt, đôi khi trên bờ viền còn xuất hiện một số mụn nước lấm tấm xung quanh. Tiếp đó đóng vảy và có các mụn nhỏ mọc lấm tấm xung quanh ở khu vực giữa vùng da và ít mụn.

Một số triệu chứng của bệnh nấm da khá giống với bệnh lậu. Để phân biệt bệnh lậu vầ bệnh nấm da, mời bạn tham khảo bài viết bệnh lậu bao lâu thì khỏi để biết thêm chi tiết.

5. Cách chữa nấm ở bẹn

Phương pháp đặc trị nấm bẹn tốt nhất là sử dụng thuốc trị nấm bẹn. Bạn có thể mua kem chống nấm từ các hiệu thuốc hoặc mua theo đơn.

Thuốc chữa nấm bẹn được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là dung dịch cồn BSI bao gồm các thành phần như: acid benzoic, acid salicylic, lode; cồn antimycose chứa acid benzoic + acid salicylic + acid boric; dung dịch ASA gồm acid acetylsalicylic, natri salicylat. (Nguồn: Vinmec)

Ngoài ra, còn một số thương hiệu thuốc dạng kem, mỗi thương hiệu đều có thành phần và tác dụng khác nhau, vì vậy tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc khác nhau. Ví dụ như:

  • Thuốc lax trị dứt điểm nấm bẹn
  • Terbinafine
  • Clotrimazole
  • Econazol
  • Ketoconazol
  • Miconazol
  • Nizoral
  • Griseofulvin
  • Dipolac G

Trường hợp bệnh đã tổn thương đến da quá rộng và kéo dài, đã sử dụng thuốc bôi nhưng không lành. Người bệnh cần phải kết hợp dùng thuốc bôi và thuốc uống để cách trị nấm bẹn.

Tùy mức độ và giai đoạn của bệnh mà thời gian sử dụng thuốc có thể thay đổi, thông thường là từ 1 – 4 tuần:

  • Thoa kem vào các vết thương, thoa rộng ra đến ngoài vùng da bình thường khoảng từ 4 – 6 cm
  • Thời gian điều trị mỗi loại sẽ khác nhau, bạn nên đọc qua hướng dẫn sử dụng trước khi dùng mỗi loại thuốc này.
  • Bác sĩ có thể kê đơn bao gồm các loại như kem chống nấm và kem chứa steroid nhẹ cho các trường hợp nấm da bị viêm, bị chàm hóa. Thường sử dụng không quá 7 ngày, sau đó tiếp tục sử dụng kem chống nấm. Các steroid giúp giảm viêm da, ngứa ngáy hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, các steroid không giết chết nấm, do đó kem steroid dùng một mình không được khuyến cáo.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc chữa nấm bẹn, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thời gian. Vì căn bệnh này phải được chữa trị liên tục cho đến khi da khỏi hẳn, và phải tiếp tục sử dụng thuốc ít nhất 2 tuần tiếp theo để tránh trường hợp tái phát.
  • Bạn nên đặc biệt lưu ý cách bôi thuốc, nếu bôi thuốc không đúng cách có thể làm bệnh lây lan rộng hơn hoặc có thể gây bỏng, ngứa, chảy nhiều nước,…

6. Cách phòng ngừa nấm bẹn tái phát

Bạn nên chú ý một số biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm bẹn tái phát ngay dưới đây, bệnh nấm bẹn có thể phòng tránh bằng các cách sau:

  • Vệ sinh háng, bẹn mỗi ngày: Bạn cần phải rửa vùng bẹn hằng ngày. Sau đó lau khô kỹ, giữ khô ráo.
  • Thói quen ăn mặc: Giữ cho đồ lót, khăn, áo quần luôn khô ráo, vì đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bệnh nấm bẹn.
  • Giữ vùng háng khô ráo: Bẹn, háng ẩm ướt là một nơi lý tưởng cho các loại vi nấm, vi khuẩn. Bạn nên sử dụng máy sấy để làm khô vùng kín.
  • Thay đồ hằng ngày: Bạn nên thay đồ lót hằng ngày, nấm có thể nhân lên khi không giặt đồ lót.
  • Vệ sinh chân: trong một số trường hợp, nấm ở các kẽ chân, da giữa các ngón chân bị ngứa và có dấu hiệu bong ra. Nấm từ kẽ chân có thể lan đến bẹn.
  • Không dùng chung vật dụng: Không sử dụng chung quần áo, khăn tắm, ga trải giường, chăn màn với người khác.
  • Sử dụng đồ riêng của bạn: Giữ khăn của riêng bạn khi bạn bị nhiễm nấm da để giảm nguy cơ truyền nấm cho người khác.

7. Bệnh nấm bẹn có lây không?

cach tri nam ben
Trả lời cho câu hỏi căn bệnh này có lây lan không?

Lây lan là đặc tính của căn bệnh này, đặc biệt là khả năng lây lan rất nhanh. Hắc lào (nấm da) có khả năng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người.

Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, những tác nhân gây bệnh có thể lây từ vùng da bệnh sang một số vùng da khác, đặc biệt là dương vật. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của bệnh nhân, nguy hiểm hơn là có thể gây vô sinh.

Hơn nữa, việc điều trị chậm trễ sẽ khiến cho vùng da nhiễm bệnh tăng sắc tố, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, nhất là với phụ nữ. Bạn có thể tham khảo cách trị thâm bẹn trong blog của chúng tôi.

Bệnh cũng có thể lây từ người qua người gián tiếp khi mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn tắm, chăn màn. Bởi vậy, nếu phát hiện người thân, bạn bè hay vợ, chồng, bạn tình mắc bệnh này thì nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh bị lây lan bệnh.

Tuy nhiên không phải cứ bị nấm bẹn là sẽ lây nhiễm liền cho người khác. Thường thì ở giai đoạn mưng mủ, chảy dịch vàng mới có khả năng cao lây cho người khác. Hoặc khi bạn dùng chung đồ với người bị mắc bệnh lâu ngày mới dẫn đến tình trạng này. Do bệnh nấm bẹn cũng cần ít nhất từ 6-9 tháng để ủ bệnh mới bùng phát.

8. Bệnh nấm bẹn có nguy hiểm không?

tri nam ben
Căn bệnh ngoài da ở nam giới này có dẫn đến nguy hiểm gì không?

Nấm bẹn là một bệnh da liễu không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhờ các thuốc đông y và thuốc tây y. Tuy nhiên, cần phải phát hiện sớm và tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời, nếu không bệnh sẽ rất khó điều trị triệt để và có thể gây ra một số biến chứng khó lường, hậu quả không mong muốn, cụ thể:

  • Vùng da bị bệnh sẽ trở nên khô ráp, sần sùi, da nổi ban đỏ hoặc sậm màu là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và là cho người bệnh trở nên xấu hổ, tự ti, mặc cảm với mọi người xung quanh.
  • Gây ra tình trạng ngứa và theo phản xạ để chống lại cái ngứa đó mọi người thường có thói quen gãi, chính điều này làm cho những vùng da bị loét và gâm viêm da.
  • Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của vợ chồng, hơn nữa nó còn có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp.
  • Nếu không được điều trị sớm và triệt để, có thể lây lan sang các vùng xung quanh. Đặc biệt có thể tấn công sâu vào bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm, lở loét, nặng hơn có thể gây vô sinh.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: cơ thể sẽ luôn khó chịu, khó tập trung, rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu, suy giảm sáng tạo,…

9. Cách chữa nấm bẹn ở nam giới hiệu quả

Bạn nên đi bác sĩ chẩn đoán bệnh trước, tùy trường hợp và giai đoạn bệnh của bạn mà áp dụng cách điều trị khác nhau, một số cách thông thường:

  • Sử dụng thuốc: bạn nên dùng các loại thuốc đông y, thuốc tây y, kết hợp giữa thuốc kem bôi và thuốc uống giúp trị nấm vùng bẹn hiệu quả
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: cách điều trị nấm ở bẹn tốt nhất và an toàn nhất vẫn là do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, chẩn đoán, và kê đơn cho bạn
  • Điều trị tại nhà: bằng các phương pháp dân gian và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Phía trên là toàn bộ những thông tin cần thiết về bệnh nấm bẹn, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Và cũng như đã giới thiệu ở trên, nếu bạn thực sự cần tìm một loại thuốc chữa nấm bẹn hiệu quả, nhanh chóng thì không thể không liên hệ với chúng tôi ngay. Chúng tôi sẽ hết sức tư vấn lộ trình điều trị tận gốc trong 30 ngày và đem lại sự hài lòng cho bạn.

Đọc thêm những thông tin bổ ích khác tại Cẩm nang sức khỏe và đừng quên liên hệ với chúng tôi qua:

Bài viết Bệnh nấm bẹn và cách trị nấm bẹn hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thuốc LAX hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/3eHofz1
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?