Bị hắc lào ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị hắc lào ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Da đầu bạn cảm thấy ngứa trầm trọng, gãi liên tục vẫn không hết. Có dấu hiệu bị tổn thương và ngứa ở nhiều chỗ khác nhau, những dấu đỏ mọng, tròn và ngứa khiến bạn không thoải mái, khó chịu trước người khác. Có thể bạn đã mắc phải bệnh hắc lào ở đầu. Vậy cụ thể hắc lào trên da đầu là gì? Nguyên nhân xuất hiện ở đầu là do đâu? Triệu chứng của nó và thuốc điều trị triệt để như thế nào? Sau đây là một số thông tin mà các bác sĩ tại Thuốc Lax cung cấp cho bạn, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Hắc lào da đầu là gì?

Hắc lào trên da đầu là bệnh nhiễm nấm gây nên những vết tròn trên da như hắc lào ở tay chân, bẹn, nách, ở mặt, ảnh hưởng nhiều nhất là ở các vùng da đầu và chân tóc. Sự xuất hiện của bệnh gây ra những tổn thương trên da đầu, gây ngứa và xuất hiện vảy.

Bệnh có thể phát triển bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào nhiễm bệnh trên da đầu hay gián tiếp thông qua việc dùng chung lược, mũ, chăn, gối, khăn,… với người bị bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra hắc lào ở đầu?

Bị nhiễm hắc lào ở da đầu
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bạn bị nhiễm bệnh hắc lào da đầu

Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào trên da đầu được xác định là do các vi nấm thuộc nhóm Dermatophyte tấn công và phát triển gây ra tới bệnh. Nhóm này thường phát triển mạnh mẽ trong môi trường nóng, ẩm thấp.

Các nấm này sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra bệnh khi gặp các điều kiện sau:

  • Thời tiết thay đổi, da nhạy cảm dễ bị kích ứng gây ra ngứa. Trong trường hợp này bệnh thường xuất hiện ở vùng da ẩm, yếm khí như nách, bẹn, hắc lào ở háng
  • Thay đổi dầu gội đầu liên tục: Mỗi loại dầu gội đầu có chứa nhiều chất hoá học khác nhau, nếu bạn không tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, sử dụng hàng loạt sẽ làm tổn thương da gây ra các bệnh nghiêm trọng.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Nhiều ngày không tắm gội, khi tham gia các hoạt động thể thao gây đổ mồ hôi trên đầu,mặt nhưng không tắm gội ngay tạo điều kiện cho da đầu bị nhiễm nấm.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm: Không khí, nguồn nước,… ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng cũng là một trong những nguyên nhân làm số người bị bệnh tăng lên.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Khi có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì hệ miễn dịch và thể trạng của cơ thể tốt. Các kháng thể sinh ra có khả năng chống lại sự tấn công của ký sinh trùng, nấm.
  • Tiếp xúc với người mắc bệnh: Hắc lào lây lan khá dễ dàng, nhất là ở trẻ em. Việc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh hay sử dụng chung lược, mũ, khăn trải giường, cũng như các vật dụng tiếp xúc với da của người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh rất cao.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Ôm, bế các vật nuôi trong nhà như mèo và chó cũng có khả năng lây bệnh. Các vật nuôi như dê, bò, ngựa lợn cũng có thể là chủ thể mang mầm bệnh.
  • Đội mũ ẩm ướt, nhiều ngày không giặt.
  • Tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bị nhiễm khuẩn nấm.

Vì thế theo các chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn nên tránh tiếp xúc với những trường hợp trên để giữ an toàn cho cơ thể.

3. Triệu chứng của bệnh hắc lào ở đầu

Giống như triệu chứng của bệnh hắc lào trên những vùng da khác, khi mắc bệnh này trên da đầu sẽ có triệu chứng phổ biến là ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì vùng da bị bệnh sẽ ngày càng phát triển và lan rộng sang các vùng da khác.

Triệu chứng bị hắc lào da đầu
Những triệu chứng biểu hiện bạn bị nhiễm bệnh hắc lào trên đầu

Một số triệu chứng có thể thấy như:

  • Khó chịu, có mùi hôi lạ hoặc rụng tóc thấy rõ.
  • Đa phần bệnh này thường xuất hiện ở vùng da đầu thường xuyên bị ẩm.
  • Trường hợp bệnh hắc lào nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, da phồng rộp, sưng đau, hoại tử da, chảy nước và tổn thương da.

4. Đối tượng dễ bị hắc lào ở đầu

hắc lào da đầu
Hắc lào da đầu thường gặp nhiều ở trẻ em
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt với người bị hắc lào
  • Mặc quần áo bó sát, không thông thoáng
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc da nhiều và dễ tiết nhiều mồ hôi

5. Cách điều trị bệnh hắc lào trên đầu

5.1 Chữa hắc lào da đầu nhờ thuốc chống nấm

Có 2 loại thuốc bác sĩ chuyên khoa hay chỉ định là: Terbinafine Hydrochloride và Griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG). Thời gian dùng thường trong vòng 6 tuần.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc Griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG) như:

  • Buồn nôn, mệt mỏi
  • Dễ ngất xỉu
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Phát ban
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Còn thuốc Terbinafine Hydrochloride sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Ngứa, phát ban
  • Mất vị giác
  • Dị ứng
  • Đau đầu, sốt

Trước khi uống thuốc bạn nên dùng thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng hoặc kem để tránh bị tiêu chảy hay đau dạ dày. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng thuốc, tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc khi chưa hết bệnh hay chưa được sự cho phép của bác sĩ. Khi gặp các triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.

5.2 Trị hắc lào ở đầu bằng dầu gội

Bên cạnh thuốc chống nấm, bạn cũng có thể sử dụng thêm dầu gội có chứa các hoạt chất Ketoconazole hoặc Selenium Sulfide để tăng hiệu quả điều trị.

hắc lào ở đầu
Lựa chọn loại dầu gội để trị hắc lào theo lời khuyên của bác sĩ

Lưu ý là dầu gội chỉ có công dụng ngăn ngừa lây lan, nó không có tác dụng chữa trị triệt để nên bạn vẫn phải sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Dùng dầu gội khoảng 3 lần/ tuần. Nên bôi dầu gội lên tóc và da đầu, để yên trong 5 phút rồi dùng tay mát – xa nhẹ nhàng và dùng nước gội lại cho thật sạch. Chú ý hong khô tóc tự nhiên, không được để đầu ẩm đi ngủ, như vậy khả năng bệnh hắc lào ở đầu sẽ càng lâu khỏi hơn.

6. Thời gian phục hồi/ tái phát của bệnh hắc lào trên đầu

Cũng như bệnh hắc lào nói chung hay hắc lào trên da đầu nói riêng, bệnh thường hồi phục rất chậm, có thể là sau 1 tháng mới có chuyển biến. Đòi hỏi người bệnh phải kiên trì dùng thuốc và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi khỏi hẳn.

bị hắc lào ở đầu
Chú ý chăm sóc vết thương hắc lào thật kỹ để rút ngắn thời gian phục hồi

Nếu không cẩn thận, sau 4 – 6 tuần, bạn có thể bắt gặp các biểu hiện nhiễm trùng nặng hơn. Gây phá hỏng cấu trúc da, dễ dẫn đến hói đầu và hình thành nhiều sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Chú ý: Ngoài việc điều trị cho người bệnh hắc lào ở đầu, bạn cũng nên kiểm tra vật nuôi cũng như các thành viên khác trong gia đình có bị nhiễm bệnh không. Thường xuyên khử trùng các vật dụng cá nhân như lược, khăn, ga trải giường,… để tránh lây lan.

7. Phòng bệnh hắc lào ở đầu

Có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày, loại bỏ các thói quen xấu để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh hắc lào ở đầu, cụ thể:

  • Nâng cao kiến thức phòng bệnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên gội đầu, không nên đội mũ khi vùng da đầu, mặt đang đổ mồ hôi, không đội mũ ẩm, ướt.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với động vật có nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như tỏi, sữa chua, hành,… Chúng chứa khá nhiều chất chống nấm cũng như kháng khuẩn có tác dụng trong phòng chống hắc lào. Xem thêm Hắc lào kiêng gì?

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh hắc lào ở đầu, mong rằng những thông tin mà thuoclax.com cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thể lựa chọn được các giải pháp điều trị hắc lào trên da đầu cho mình. Xin chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu thấy những thông tin này hữu ích bạn hãy chia sẻ đến mọi người nhé!

Bài viết Bị hắc lào ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thuốc LAX hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/37rEOfB
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Hắc lào có tự khỏi được không? Bị hắc lào bao lâu thì khỏi?