Bệnh chàm Eczema là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm

Bệnh chàm Eczema là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm

Bệnh chàm Eczema là một trong những loại bệnh da liễu khá phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Mặc dù bệnh nhân khi bị chàm sẽ không phải gặp quá nhiều nguy hiểm nhưng sẽ luôn bị làm phiền bởi cảm giác ngứa ngáy khó chịu cùng những biểu hiện trên da làm mất thẩm mỹ. Bệnh chàm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại sẽ có triệu chứng riêng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng,… từ đó có được cách phòng bệnh đúng đắn nhất!

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm hay còn có tên gọi khác là Chàm Eczema là bệnh về da liễu với trạng thái viêm da cấp tính hoặc mãn tính theo từng đợt có mức tiến triển khác nhau. Bệnh có những biểu hiện sẽ thể hiện rõ trên bề mặt da ở những vùng bị nhiễm bệnh, bạn hoàn toàn có thể nhận thấy bằng mắt thường.

Bệnh chàm đã có lịch sử hình thành từ rất lâu, khoảng từ thế kỷ 2 trước công nguyên, thời điểm này bệnh chàm được coi như là một sự rối loạn một số yếu tố trong cơ thể.

Bệnh có thể xuất hiện dưới nhiều dạng hình thức khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có xu hướng gây nên những triệu chứng trên cơ thể người bệnh: da ngứa đỏ, có thể đóng vảy rồi bong ra, da nhiễm bệnh bị sần sùi,…

Các loại bệnh chàm

Bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau, dưới đây là một số dạng điển hình:

Viêm da dị ứng

viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng

Đây là một trong các dạng phổ biến nhất của bệnh chàm vì chúng có thể bắt đầu khi chúng ta còn bé ở thể nhẹ hơn và cũng có thể biến mất khi đã trưởng thành. Đây là thành phần trong nhóm 3 loại dị ứng gồm: viêm da dị ứng, hen suyễn và sốt hoa cỏ (viêm mũi dị ứng biến chứng). Triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm:

  • Da bị phát ban ở vùng da có nếp gấp như: khuỷu tay, đầu gối,…
  • Những vùng da bị phát ban có sắc tố da khác với vùng da bình thường, có thể sáng hoặc tối hơn và dày hơn.
  • Trên vùng da phát ban có biểu hiện sưng và nếu gãi lên vùng da này sẽ gây nên hiện tượng chất dịch bị rỉ ra hoặc gây nhiễm trùng.
  • Đối tượng là trẻ em thường bị viêm da dị ứng ở phần da đầu và vùng má.

Nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh mắc viêm da dị ứng là do khả năng bảo vệ da tự nhiên của cơ thể bị suy yếu và mất đi khả năng chống lại những tác nhân gây kích ứng cũng như dị ứng. Ngoài ra, gen di truyền, da khô hay hệ thống miễn dịch của cơ thể,… cũng là tác nhân khiến mầm bệnh phát triển.

Bệnh chàm tiếp xúc

chàm tiếp xúc
Bệnh chàm tiếp xúc

Khi chạm vào một số chất kích ứng, da có biểu hiện bị đỏ và ngứa thì đó có thể là biểu hiện của bệnh chàm tiếp xúc. Loại bệnh chàm này có 2 loại chính:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng có kích thích: phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với chất gây kích ứng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng không kích thích: xảy ra khi hóa chất và những chất khác gây kích ứng da.

Bệnh có những biểu hiện sau:

  • Da bị ngứa, ửng đỏ và có dấu hiệu như bị bỏng.
  • Trên da bị nhiễm bệnh có cảm giác châm chích.
  • Xuất hiện mề đay và mụn nước có thể đóng vảy, sau một thời gian vùng da đó sạm hơn, khô hơn và bắt đầu bong tróc vảy.

Nguyên nhân chính của bệnh này là do chạm vào một số chất kích ứng hoặc chất gây phản ứng dị ứng: chất tẩy rửa, tẩy trắng, trang sức, mủ cao su, niken, sơn, sản phẩm mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng,…

Bệnh chàm tổ đỉa

Đây là bệnh chàm gây ra những mụn nước nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân, đối tượng chủ yếu của bệnh này là phụ nữ, đàn ông cũng có thể mắc bệnh nhưng ít hơn.

chàm tổ đỉa
Bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh có một số triệu chứng cụ thể là ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay hoặc chân có xuất hiện mụn nước gây ngứa, da bị nứt nẻ và bong tróc.

Một số nguyên nhân gây nên chàm tổ đỉa là vì dị ứng, tay chân thường trong tình trạng ẩm ướt hoặc đã tiếp xúc với chất kích ứng da.

Bệnh chàm tay

Bệnh chàm này chỉ tác động đến bàn tay với những biểu hiện da tay bị đỏ, ngứa và khô, có thể có những vết nứt và mụn nước.

Nguyên nhân hình thành bệnh là do tay có sự tiếp xúc với hóa chất và những chất gây kích ứng cho da.

Bệnh chàm tay
Bệnh chàm tay

Viêm da thần kinh

Bệnh này có những điểm tương tự viêm da dị ứng, làm cho làn da xuất hiện những mảng dày và có xuất hiện vảy. Những vảy da này xuất hiện ở nhiều bộ phận cơ thể khác nhau như cánh tay, chân, gáy, da đầu hay mu bàn tay, bàn chân cùng các bộ phận sinh dục.

Viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh

Biểu hiện rõ nhất của bệnh chính là vùng da nhiễm bệnh gây ngứa nhiều, nếu gãi sẽ gây nên hiện tượng trầy xước, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Không có nguyên nhân cụ thể cho bệnh này, tuy nhiên căng thẳng có thể được xem xét như là một nguyên nhân.

Chàm thể đồng tiền

Khi bị bệnh chàm này, da xuất hiện những đốm đỏ hình tròn hoặc hình đồng xu và có thể gây ngứa rất nhiều. Lâu dần những đốm tròn đó sẽ đóng vảy và có bong tróc.

Chàm thể đồng tiền
Chàm thể đồng tiền

Nguyên nhân của bệnh này có thể do côn trùng cắn hoặc dị ứng với kim loại, hóa chất. Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là do da bị khô. Đây là bệnh chàm có khả năng nhiễm cao hơn các loại khác.

Viêm da ứ đọng

Bệnh này xảy ra khi chất lỏng rỉ khỏi những tính mạch yếu vào da gây sưng đỏ, cảm giác ngứa dữ dội và kèm theo đau. Triệu chứng của bệnh là da ứ máu và sưng lên ở dưới chân, tình trạng này xảy ra mạnh hơn vào ban ngày và gây khó khăn trong vấn đề di chuyển.

Viêm da ứ đọng
Viêm da ứ đọng

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do người bệnh có vấn đề về lưu thông máu ở chân, van đẩy máu lên từ chân lên tim gặp vấn đề gây nên hiện tượng chân sưng lên và giãn tĩnh mạch.

>> Xem thêm bài viết chủ đề bệnh viêm da cơ địa tại đây nhé các bạn.

Nguyên nhân bệnh chàm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm, có thể chia chúng làm 2 nhóm riêng biệt:

Bệnh eczema
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Nguyên nhân khách quan

  • Do người mắc bệnh chàm đã nhiễm một số bệnh ngoài da nên khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường, những bệnh ngoài da có thể kể đến là: bệnh hắc lào, viêm da, ghẻ,… Đặc biệt hơn, trường hợp đã bị mắc HIV do hệ miễn dịch suy giảm cũng rất dễ mắc bệnh chàm.
  • Việc thường xuyên sử dụng thuốc Tây Y mặc dù mang đến hiệu quả nhanh chóng nhưng hành động này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm, ví dụ như lạm dụng thuốc bôi ngoài da có thể dẫn đến tác dụng phụ là mắc bệnh chàm.
  • Việc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn và vi nấm sinh sôi và phát triển, chờ cơ hội để phát bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân chưa cẩn thận để cơ thể bị ẩm, da bị bám nhiều chất cặn bẩn dần dần khiến mắc bệnh chàm.

Nguyên nhân chủ quan

Bệnh chàm
Bệnh chàm do di truyền
  • Đầu tiên có thể kể đến chính là do di truyền, nhiều nghiên cứu về chủ đề này đã chỉ ra được nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh chàm thì khả năng rất cao đứa bé được sinh ra cũng sẽ mắc bệnh chàm, tỷ lệ mắc có thể gấp đôi so với người bình thường.
  • Áp lực công việc và các vấn đề trong cuộc sống căng thẳng làm tinh thần mệt mỏi nên gây ra nhiều chứng bệnh có hại, trong số đó có bệnh chàm.
  • Việc dễ dị ứng với các bụi bẩn, xăng dầu, lông thú cưng và phấn hoa,… cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây nên bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm chàm có thể xem xét là do bị thay đổi nội tiết tố, rối loạn chức năng thần kinh,…

Căn cứ vào việc xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những cách chữa trị bệnh chàm phù hợp, vì vậy, hãy cung cấp đầy đủ những yếu tố mình gặp phải để hỗ trợ bác sĩ và đồng thời giảm gánh nặng về chi phí cũng như thời gian chữa trị được rút ngắn tối đa.

Triệu chứng bệnh chàm

triệu chứng bệnh Eczema
Triệu chứng của bệnh Eczema

Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể theo từng giai đoạn nhất định và cùng với đó là những hình ảnh bệnh chàm khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn hồng ban

Giai đoạn hồng ban
Giai đoạn hồng ban

Giai đoạn hồng ban là giai đoạn khởi phát bệnh, sở dĩ có tên hồng ban vì dấu hiệu lúc này là trên da có những đốm màu hồng nhạt và chưa gây cảm giác gì khác thường, chính vì vậy nên người mắc bệnh chàm ở giai đoạn này thường có tâm lý chủ quan và chưa có biện pháp xử lý nên bệnh có cơ hội diễn tiến ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn mụn nước

Sau một khoảng thời gian hồng ban xuất hiện, hình ảnh bệnh chàm tiếp theo chính là mụn nước, chúng xuất hiện ngày càng nhiều và mọc theo từng đám, mỗi nốt mụn có kích thước 1 -2 mm khá đồng đều. Mụn có gây cảm giác ngứa nên đôi khi một số bệnh nhân mắc bệnh chàm sẽ gãi lên vùng mụn hoặc chúng đôi khi cũng có xu hướng tự vỡ làm chảy dịch nhầy bên trong.

Giai đoạn mụn nước
Giai đoạn mụn nước

Một số trường hợp có bội nhiễm, vùng da tổn thương sẽ gây nên nhiều vùng sưng phù và có mủ, tiết ra nhiều dịch.

Giai đoạn đóng vảy tiết

Giai đoạn đóng vảy tiết
Giai đoạn đóng vảy tiết

Khi mụn nước đã vỡ gây chảy dịch, hình ảnh giai đoạn bệnh chàm tiếp tới chính là sự đóng vảy của dịch và da chết bắt đầu tạo từng mảng, khi chúng bong ra sẽ để lộ lớp da non nhẵn bóng, màu của vùng da non này hơi sẫm và có độ chai cộm.

Giai đoạn Liken hóa

Tổn thương do bệnh chàm lâu ngày sẽ khiến cho làn da của bệnh nhân trở nên sẫm màu hơn, khác hẳn với những vùng da bình thường xung quanh. Về đặc điểm của da ở giai đoạn này, đó chính là sự khô ráp và xù xù, trên da có những vết hằn nổi rõ.

Giai đoạn Liken hóa
Giai đoạn Liken hóa

Trong suốt quá trình bệnh bắt đầu có mầm mống cho đến khi phát triển lên từng giai đoạn, triệu chứng bệnh có sự xen lẫn với nhau và đặc trưng nhất của bệnh chàm chính là gây ra những cơn ngứa ngáy cho người bệnh, ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của họ.

Một số hình ảnh bệnh chàm Eczema

Ảnh bệnh Eczema
Ảnh bệnh Eczema

Hình ảnh người bị bệnh chàm

Ảnh người bệnh chàm

Hình ảnh người bị bệnh Eczema

Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng có khả năng kéo dài bệnh trong khoảng thời gian dài và tạo nên sự bất tiện qua cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và gây mất thẩm mỹ cho người bị bệnh. Nên lựa chọn thuốc đúng cách để bệnh thuyên giảm và rút ngắn thời gian điều trị.

Bệnh chàm có chữa khỏi được không?

Bệnh chàm là bệnh lý có sự liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có hệ miễn dịch. Bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn mà nó có thể tái đi tái lại trong nhiều lần và tình trạng bệnh ở mỗi lần sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng.

Cách điều trị bệnh chàm

trị bệnh eczema
Điều trị bệnh chàm tại nhà và liệu pháp y tế

Có nhiều cách xử lý khác nhau khi bạn gặp phải tình trạng da bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu, đây là báo hiệu khả năng mắc bệnh chàm cao. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp dùng để điều trị bệnh chàm là:

Bôi kem theo toa và thuốc mỡ

Bôi kem theo toa và thuốc mỡ là phương pháp điều trị dùng thuốc bôi để tác động đến các vết thương do bệnh chàm gây nên, hãy nhớ vệ sinh da trước khi bôi thuốc để loại trừ bớt vi khuẩn và tăng hiệu quả khi dùng thuốc, một số loại thuốc bôi hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh là:

  • Corticosteroid có công dụng kiểm soát bệnh phát tác.
  • Thuốc ức chế Calcineurin giúp tác động đến hệ thống miễn dịch, có tác dụng hạn chế khả năng phát bệnh nhưng có gây nên một số tác dụng phụ.

Thuốc sinh học

Khi mắc bệnh chàm, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ xuất hiện những phản ứng quá nhạy cảm và kích hoạt các tế bào dù không có yếu tố gây hại tác động nên làm phát tác bệnh. Vậy nên dùng thuốc sinh học giúp cho kiểm soát các phản ứng của hệ miễn dịch.

Một ví dụ cụ thể về thuốc sinh học chính là Dupilumab được dùng dưới dạng tiêm dưới da, đây là thuốc sinh học duy nhất được phê duyệt được sử dụng để chữa bệnh chàm.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là tổ hợp những loại có công dụng trị ngứa và viêm hiệu quả, thường thì thuốc này được điều chế dạng viên uống.

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây buồn ngủ nên bạn nên dùng vào ban đêm để không ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày.

Corticosteroid

Nhóm thuốc này được ứng dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh chàm ở mức độ năng và đã khó có thể kiểm soát được.

Thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid có nhiều dạng điều chế khác nhau: dạng uống và dạng tiêm. Thuốc này có tác dụng hiệu quả và nhanh chóng. Mặc dù vậy, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây nên tình trạng mệt mỏi cùng nhiều chứng bệnh không mong muốn do gặp phải tác dụng phụ.

Kháng sinh

Với bệnh nhân bị mắc bệnh chàm, biểu hiện phổ biến chính là da khô đi nhiều so với thông thường, đây đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì lý do này nên thuốc kháng sinh được chú ý và dùng để trị bệnh chàm, ngoài ra nó còn giúp điều trị những triệu chứng nhiễm trùng kèm theo.

Thuốc kháng sinh Chlorpheniramine
Thuốc kháng sinh Chlorpheniramine

Băng ướt

Đây là phương pháp dùng băng vết thương và thuốc Corticosteroid để băng lên vùng bị chàm trong vài giờ. Phương pháp này thích hợp đối với những bệnh nhân mắc bệnh chàm với mức độ từ trung bình cho đến nặng.

băng ướt
Băng ướt

Điểm lưu ý cho phương pháp này chính là nên được thực hiện tại bệnh viện, lý do là chúng ta sẽ không có nhiều kỹ năng chuyên môn bằng các kỹ thuật viên tại bệnh viện.

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng có tên gọi khác là liệu pháp quang học, với cách thức hoạt động là dùng máy để chiếu vào da qua các tia sáng đặc biệt. Trường hợp sử dụng tia sáng để chữa bệnh chàm, người ta sẽ dùng tia nhỏ nhất – tia cực tím B (UVB).

Phương pháp này sẽ được áp dụng chữa bệnh chàm và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần trong vòng 1-2 tháng đến khi cho thấy hiệu quả của quá trình điều trị. Phương pháp này được thực hiện trong thời gian ngắn chỉ trong vài phút, lúc chiếu tia sáng sẽ ức chế các vi khuẩn vi nấm và cải thiện bệnh chàm khá tốt.

Đổi lại tác dụng đó thì khuyết điểm của phương pháp này chính là làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da và tăng nguy cơ gây ung thư da.

Kiểm soát căng thẳng

Thời đại hiện nay, từ “căng thẳng” xuất hiện khá nhiều với những tác động theo chiều hướng tiêu cực nên mọi người cần lưu ý tránh yếu tố này để bệnh không còn khả năng phát tác. Nó xuất hiện từ nhiều khía cạnh như: áp lực trong công việc, sự lo âu trong cuộc sống,…

Bạn có thể kiểm soát căng thẳng bằng nhiều cách khác nhau:

  • Tập thể dục, thể thao.
  • Tập thiền.
  • Tập Yoga.
  • Thư giãn cơ bắp.
  • Bơi lội,…

Sử dụng thuốc LAX chuyên trị bệnh chàm

Thuốc LAX thuộc nhóm thuốc bôi có công dụng trị bệnh chàm rất hiệu quả, được điều chế dưới dạng dung dịch lỏng nên dễ thẩm thấu vào da, đồng thời tạo nên lớp màng bảo bảo vệ cho da để ức chế các hoạt động của vi khuẩn và vi nấm gây bệnh.

thuốc LAX trị chàm eczema
Thuốc LAX

Về thành phần

Thuốc LAX là loại thuốc bôi lành tính, ít gây tác dụng phụ và an toàn cho da vì được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên. Một số thành phần nổi bật có thể kể đến chính là: Tam thiên đơn, Xà sàng tử, Bạch phàn, Tinh chất nghệ,… Những thành phần này có tác động đến những vùng da nhiễm bệnh chàm và cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

Về công dụng

  • Ức chế sự hình thành và phát triển của các vi nấm gây bệnh, tạo màng bảo vệ cho da đồng thời cung cấp một số dưỡng chất để da khỏe mạnh hơn.
  • Tác dụng giảm ngứa nhanh chóng sau khi bôi.
  • Ngăn cản mụn nước vỡ ra và làm khô dần chúng.
  • Làm dịu da và cải thiện tình trạng ửng đỏ, đau rát hiệu quả.
  • Điều trị bệnh chàm dứt điểm và ngăn cản nguy cơ tái phát.
  • Phòng ngừa bội nhiễm và tránh tình trạng lở loét da.

Phòng ngừa bệnh chàm tái phát như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh chàm tái phát, bạn nên chủ động kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng và kịp thời, hơn nữa, việc phòng ngừa sớm sẽ hạn chế được sự tái phát bệnh trong tương lai, một số lưu ý đó là:

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Nên làm gì để phòng ngừa bệnh chàm tái phát?
  • Chăm sóc da thường xuyên, nếu bị ngứa da có thể tắm bột yến mạch, baking soda để giảm ngứa.
  • Dưỡng ẩm cho da đều đặn nhằm xây dựng hàng rào bảo vệ da trước những yếu tố kích ứng không tốt cho da.
  • Sau khi tắm, cần giữ cơ thể khô ráo và thông thoáng bằng cách sử dụng khăn mềm.
  • Không tác động mạnh bởi những hành động như gãi, chà xát lên vùng da bị nhiễm bệnh.
  • Lựa chọn sữa tắm và xà phòng lành tính, không mùi và không chất tẩy rửa.

Xem thêm video giới thiệu chi tiết về bệnh da liễu chàm Eczema:

Có thể thấy, bệnh chàm tuy không nguy hiểm nhưng gây nên nhiều sự khó chịu cho người bệnh, vậy nên việc hiểu rõ căn bệnh này và từ đó có cách để phòng ngừa rất quan trọng. Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu khác lạ tương tự như bài viết chia sẻ thì có thể đó chính là bệnh chàm, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời từ sớm để bệnh nhanh chóng biến mất cũng như giảm khả năng tái phát về sau nhé!

Bài viết Bệnh chàm Eczema là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/36EbW4y
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Bệnh nấm bẹn và cách trị nấm bẹn hiệu quả