Bị hăm háng khi mang thai phải làm cách nào?

Bị hăm háng khi mang thai phải làm cách nào?

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi, một trong số đó là vấn đề hăm háng – tình trạng phổ biến và là nỗi ám ảnh chung của các bà mẹ. Hăm háng là hiện tượng viêm da gây đau rát và ngứa ngáy khiến mẹ bầu sinh hoạt khó khăn hơn. Tình trạng này sẽ diễn ra nhiều ở hai tháng cuối thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Vậy phải làm gì nếu bị hăm háng khi mang thai? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé!

Bị hăm háng khi mang thai

Nguyên nhân khiến bà bầu bị hăm háng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chị em bị hăm háng khi mang thai, một số đó là:

Nguyên nhân bị hăm háng khi mang thai

  • Khi mang thai, tuyến mồ hôi của mẹ bầu tiết ra nhiều hơn và thường xuyên hơn khiến cho làn da lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Điều này cũng đồng nghĩa da mẹ bầu sẽ bị nhạy cảm hơn so với thông thường trước những yếu tố của môi trường như: thời tiết nóng bức dưới nhiệt độ cao, tắm nước nóng hoặc quần áo liên tục cọ xát vào da,… chúng tác động khiến cho chị em bị hăm háng khi mang thai.
  • Lý do thứ 2 là vì đôi khi mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, kèm theo đó là tình trạng nóng phát nhiệt hoặc mẹ bầu bị mắc bệnh viêm nhiễm khác, bệnh đó gây kích ứng đối với da, đặc biệt là da vùng có nếp gấp như háng.
  • Một lý do chung của chị em khi mang thai chính là sự gia tăng Hormone khiến cho tăng sinh mạch máu ngoài gia, đồng thời nội tiết tố estrogen sản sinh nhiều khiến cho các vùng kín như nách và háng phải thực hiện tiết nhiều mồ hôi. Khi có quá nhiều mồ hôi gây ẩm mà chưa kịp về sinh chính là môi trường hấp dẫn của vi khuẩn và vi nấm gây bệnh sinh sôi và phát triển.
  • Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua chính là hệ miễn dịch của mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ có thể có dấu hiệu suy giảm khiến những mảng da đỏ nổi lên ở vùng háng, hiện tượng này có gây ngứa nên nếu có tác động do hành động gãi sẽ gây trầy xước cho da, bên cạnh đó việc không vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ gây nên hăm háng.

Biểu hiện bị hăm háng khi mang thai

Biểu hiện bị hăm háng khi mang thai rất dễ nhận biết, thường những lúc mắc phải triệu chứng này, ở những vị trí có nhiều nếp gấp như háng, bẹn, đùi, mu, khe cổ, dưới ngực,… sẽ biểu hiện hăm da rõ rệt. Tuy nhiên, bản thân mẹ bầu khó mà quan sát được tình trạng hăm da ở khu vực háng vì thông thường, tình trạng này diễn ra ở khoảng 2 tháng cuối thai kỳ, lúc này bụng đã rất to nên khó quan sát.

Một số biểu hiện chứng tỏ mẹ đã bị hăm háng khi mang thai:

  • Đầu tiên là qua cảm nhận, bị hăm háng khi mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau, xót, rát da và khó chịu mỗi khi vùng háng có tiếp xúc với nước tiểu hoặc quần áo.
  • Da ở vùng háng có biểu hiện ửng đỏ, da khô hơn bình thường và có gây cảm giác rát.
  • Nếu bị hăm háng nặng hơn, mẹ bầu sẽ thấy được khu vực xung quanh háng, bẹn, dưới bầu ngực có nhiều mụn đỏ li ti và ở vùng háng có mùi khai rất khó chịu.
  • Ở những vị trí da ở háng có biểu hiện đỏ da, ngứa hoặc thậm chí những vùng bị hăm đó có hiện tượng chuyển sang viêm nếu để lâu ngày.
  • Vùng da bị hăm khi chạm vào sẽ cứng và sần sùi hơn so với những vùng da khác.
  • Tình trạng bị hăm háng khi mang thai ở mức báo động với độ nguy hiểm cao chính là khi ở vùng háng xuất hiện nhiều vùng da bị loét, có dấu hiệu chảy máu hoặc chảy dịch màu trắng. Lúc này, chạm vào những vùng da đó khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội.

Có thể thấy, bị hăm háng khi mang thai có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể nhẹ và nếu mặc kệ thì bệnh sẽ chuyển nặng đến mức đáng báo động. Vậy nên khi cảm nhận được những bất thường ở vùng da quanh háng, chị em hãy ngay lập tức kiểm tra tình trạng và nếu có dấu hiệu ửng đỏ da thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám cũng như tìm ra cách để khắc phục những dấu hiệu bệnh.

Bị hăm háng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trước những biểu hiện bệnh mang lại có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như viêm, lở loét và chảy máu vùng háng, có nhiều chị em đã không thể không lo lắng trước vấn đề bị hăm háng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Hăm háng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Thực tế, tình trạng hăm háng gây nên nhiều bất tiện cho mẹ bầu vì vùng da ở khu vực nhạy cảm bị nổi ửng đỏ lên, khô rát và kèm theo cả mùi khai khiến mẹ bầu bị khó chịu. Tuy nhiên bệnh lý này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ có thể an tâm, chỉ cần mẹ lưu ý chăm sóc sức khỏe tốt để tránh bị mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bà bầu nên làm gì khi bị hăm háng?

Khi áp dụng các cách trị hăm háng cho người lớn nói chung và khi chữa cho bà bầu bị hăm háng nói riêng cũng đều cần lưu ý những điều sau:

Không gãi lên vùng da bị hăm háng

Không nên gãi lên vùng da bị hăm háng

Mẹ bầu cần lưu ý không nên gãi và chà xát mạnh lên những vùng da bị hăm ở háng. Mặc dù việc gãi sẽ giúp giảm cơn ngứa nhanh chóng nhưng chỉ có tác dụng tức thời, sau đó cơn ngứa sẽ lặp lại và nếu cứ gãi như vậy sẽ khiến da bị trầy xước, rỉ máu và thậm chí có thể bị nhiễm trùng khiến cho vùng da hăm lâu lành.

Trong tình huống những vết hăm ở háng gây ngứa quá khó chịu, thay vì gãi, các mẹ bầu có thể dùng tay xoa nhẹ vùng da đó để giảm ngứa, đồng thời có thể hạn chế tổn thương da.

Vệ sinh vùng kín thường xuyên

Vệ sinh vùng kín thường xuyên

Da ở vùng kín luôn gặp phải tình trạng ẩm thấp và thường xuyên tiết mồ hôi nên rất dễ gây nên tình trạng hăm da. Đặc biệt đối với những chị em đang trong thai kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong lúc vệ sinh cô bé do bụng ngày càng to ra. Tuy nhiên, việc giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng sẽ là cách đơn giản nhất để xử lý vấn đề bị hăm háng khi mang thai.

Dưới đây là các bước giúp cho chị em giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín:

Bước 1: Trước khi tác động đến vùng kín, cần đảm bảo tay đã được làm sạch để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc vào vùng da bên dưới. Làm sạch tay bằng cách dùng nước ấm và xà phòng để rửa sạch tay.

Bước 2: Ngồi lên bồn cầu và tiến hành làm ướt vùng kín.

Bước 3: Cho vào lòng bàn tay lượng dung dịch vệ sinh phụ nữ vừa đủ, lưu ý dung dịch vệ sinh cần đảm bảo độ pH phù hợp cho vùng nhạy cảm. Tiếp đó, tạo bọt và thoa rửa nhẹ nhàng ở vùng kín rồi tiến hành rửa lại bằng nước sạch.

Trong quá trình thực hiện các bước vệ sinh vùng kín, mẹ bầu cần ghi nhớ một số điểm sau để đảm bảo cải thiện hiệu quả vấn đề bị hăm háng khi mang thai:

  • Để đảm bảo cho vùng kín của mẹ bầu luôn luôn sạch sẽ, không có mùi hôi khai khó chịu và hạn chế tối đa nguy cơ hăm da, mẹ bầu hãy rửa vùng kín theo các bước trên đều đặn hàng ngày khoảng 1 đến 2 lần.
  • Vùng kín của chị em phụ nữ thường có chỉ số pH ở mức 3.8 cho đến 4.5, vậy nên sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ được dùng để làm sạch vùng kín an toàn và hiệu quả phải có độ pH trong khoảng này.
  • Để hạn chế bị hăm háng khi mang thai, không nên vệ sinh vùng kín bằng xà phòng tẩy rửa hoặc sữa tắm vì những sản phẩm này có thể gây khô da và tạo điều kiện cho bệnh phát tác.
  • Khi vệ sinh vùng kín, hãy lưu ý thực hiện đúng tuần tự từ trước ra sau để tất cả bộ phận đều được đảm bảo làm sạch.
  • Nên rửa nhẹ nhàng và không đưa tay vào quá sâu trong âm đạo vì có thể làm vậy sẽ gây tổn thương vùng kín và mất cân bằng pH.
  • Bên cạnh việc thường xuyên rửa và vệ sinh vùng kín, mẹ bầu cũng nên lưu ý lựa chọn đồ mặc thoáng mát, chất liệu mềm mịn, đồ lót thấm hút tốt không gây bí hơi. Bên cạnh đó, hãy thay quần lót hàng ngày và giặt phơi lúc trời nắng để hạn chế việc quần bị ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động.
  • Lựa chọn giấy vệ sinh mềm và không chứa chất tạo mùi.

Chọn quần áo thoải mái

Đa số chúng ta đã biết, mẹ bầu có rất nhiều thay đổi về cơ thể, điển hình là khi mang thai, thân nhiệt của các chị em sẽ tăng cao hơn so với người bình thường. Chính điều này khiến cho mồ hôi xuất hiện nhiều hơn ở những bộ phận cơ thể có nếp gấp. Vậy nên, để không bị hăm da khi mang thai, chị em nên chọn quần áo có kiểu dáng phù hợp, kích cỡ và chất liệu đảm bảo cảm thấy thoải mái và không gây bí da, điều này sẽ giúp giảm hăm da rõ rệt. Một số điểm cần lưu ý khi lựa chọn trang phục:

  • Kích cỡ quần áo lúc mang thai nên rộng hơn so với bình thường, không nên mặc đồ bó sát khiến vải cọ xát lên da nhạy cảm làm hằn da và có thể gây đau rát. Hơn nữa, càng về cuối thai kỳ, kích thước bụng và ngực của mẹ sẽ tăng nhanh nên cần mặc những đồ rộng để bé có điều kiện phát triển tốt nhất.
  • Chất liệu trang phục nên bằng cotton 100% vì chúng có khả năng thấm hút tốt, không bí da và không khiến da bị ẩm. Mặc quần áo có chất liệu này sẽ giúp làn da của mẹ được thông thoáng, tránh bị hăm háng khi mang thai hiệu quả, đồng thời không bí mùi cơ thể gây khó chịu cho mẹ.

Dùng kem dưỡng da

Dùng kem dưỡng da

Thường thì khi mang thai, da trên cơ thể của mẹ có thể bị đổ dầu liên tục, nguyên nhân có thể do da bị thiếu hụt độ ẩm nên tuyến nhờn phải hoạt động gấp nhiều lần so với bình thường. Vậy nên, để hạn chế tình trạng này, các mẹ bầu có thể dùng những sản phẩm dưỡng ẩm chuyên dùng cho người đang mang thai, hoặc bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và nhận lời khuyên cho sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, các mẹ bầu nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập những bài tập nhẹ cho mẹ bầu để cơ thể khỏe mạnh, hơn nữa thực hiện chế độ nghỉ ngơi cho phù hợp để tốt cho cả mẹ và bé.

Nên và không nên ăn gì khi bị hăm háng lúc mang thai?

Ngoài những yếu tố trang phục mặc sao cho thoải mái, việc phòng tránh bị hăm háng khi mang thai cũng còn liên quan rất nhiều đến yếu tố dinh dưỡng, vì một trong những lý do gây bệnh cũng là do chế độ ăn uống chưa hợp lý, bên cạnh đó những thực phẩm không tốt còn tác động gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Vậy bị hăm háng khi mang thai mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm nào?

Thực phẩm nên ăn khi bị hăm háng

  • Nhóm thực phẩm chứa vitamin A: dưỡng chất này có nhiều trong trứng, gan động vật, khoai lang. cà rốt, bông cải xanh,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: yến mạch, ngũ cốc, táo, bơ, các loại rau củ quả,…
  • Nhóm thực phẩm chứa vitamin D, axit linoleic: cá biển, sữa,…

Các nhóm thực phẩm giàu chất vitamin A, D hay chất xơ và axit linoleic sẽ góp phần giúp chống viêm và dị ứng trên da hiệu quả, góp phần làm tăng sức đề kháng cho da, đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua việc uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, điều này sẽ giúp cho da căng mịn hơn.

Song song với những loại thực phẩm giúp trị hăm da hiệu quả, vẫn còn những loại thực phẩm mẹ bầu cần lưu ý tránh những thực phẩm sau:

Những thực phẩm không nên ăn nếu bị hăm háng khi mang thai

  • Đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh và đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Trái cây chua chứa nhiều axit.
  • Tránh ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ăn có nhiều đường hóa học.
  • Nước ngọt có ga, cà phê, rượu,… thức uống có cồn.

Với những chia sẻ về nguyên nhân và giảm thiểu nguy cơ bị hăm háng khi mang thai trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những hiểu biết về bệnh lý này, từ đó thực hiện những cách phòng tránh cũng như biện pháp xử lý phù hợp để mẹ và bé luôn vui vẻ và khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Bài viết Bị hăm háng khi mang thai phải làm cách nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LAX - Thuốc hỗ trợ điều trị hắc lào, lác đồng tiền.



from https://ift.tt/2SEI2YU
Bác sĩ Trung Khang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trẻ sơ sinh bị hắc lào phụ huynh nên làm thế nào?

Bà bầu bị lác đồng tiền có nguy hiểm đến thai nhi không?

Bệnh nấm bẹn và cách trị nấm bẹn hiệu quả